Đa số mọi người trong xã hội ngày nay hầu hết đều sẽ khẳng định rằng những người năng nổ, hoạt bát, hòa đồng,… thường sẽ có sự nghiệp phát triển hơn cũng như sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc sống này đâu bắt buộc phải có các đặc điểm trên mới có thể thành công, còn đối với nhóm mà chúng ta hay gọi họ là “ người nhạy cảm “ thì liệu định hướng nghề nghiệp như thế nào mới là thích hợp với nhóm người nhạy cảm, và người nhạy cảm nên làm nghề gì là phù hợp?
1. Biểu hiện dễ nhận thấy ở người nhạy cảm?
Bạn có cảm thấy bản thân mình hay có những phản ứng thái quá, khó hòa nhập trong cuộc sống, hay lo lắng về cảm nhận của người khác và chỉ thật sự cảm thấy thoải mái, hạnh phúc nhất khi ở một mình không? Nếu có những điều trên, xin chúc mừng, bạn có thể gọi mình là một người nhạy cảm. Điều này đã được nghiên cứu lần đầu bởi tiến sĩ Elaine N.Aron vào những năm đầu thập niên 90, cứ trong một nhóm khoảng 5 người thì sẽ có 1 người có các đặc điểm trên. Người nhạy cảm được gọi là HSP, là nhóm người khá phổ biến trong xã hội ngày nay, đôi khi đây là tính cách bẩm sinh hoặc là do tác động ngoại quan từ con người và xã hội xung quanh khiến họ trở nên như vậy.
Tuy nhiên, là một người nhạy cảm thì không bao giờ là xấu hay tách biệt với xã hội. Người nhạy cảm có khả năng lắng nghe tuyệt vời, là một nơi lý tưởng để gia đình, bạn bè đồng nghiệp để giải bày tâm sự. Không những thế, người nhạy cảm thường có sự nhẫn nại trong mọi việc, tinh thế thấu hiểu, tốt bụng và có sự tập trung cao trong công việc cũng như tâm hồn nhạy cảm của họ sẽ phát huy tối đa trong các môn học thuộc ngành Xã Hội như môn Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ,…
Với những đặc điểm trên thì bạn có nghĩ rằng nhóm người nhạy cảm họ sẽ làm nghề gì trong tương lai? Công việc gì sẽ phù hợp với thiên hướng lựa chọn cũng như định hướng nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn hãy cùng nhau tham khảo một số dẫn dụ bên dưới nhé.
2. Một số nghề nghiệp phù hợp với người nhạy cảm:
Theo tiến sĩ tâm lý học John Holland, học thuyết về nắm bắt sở thích và khả năng nghề nghiệp được áp dụng rộng rãi trên thế giới, góp phần giúp mỗi cá nhân biết được bản thân thuộc nhóm nào từ đó sẽ có được những định hướng phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình.
– Nhân viên chăm sóc khách hàng/ nhân viên tư vấn:
Nghiên cứu chỉ ra cho thấy, người nhạy cảm có khả năng trong việc nắm bắt cảm xúc cũng như lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của người khác, do đó họ có thể lắng nghe những khó khăn, những bất cập của khách hàng để có thể đồng cảm cũng như hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Ngoài ra, sự nhẫn nại và truyền tải thông tin một cách chi tiết cũng giúp họ có thể hỗ trợ và thuyết phục, giải quyết vấn đề cho khách hàng.
– Nhà văn/ nhà biên kịch/ dịch thuật hoặc các ngành nghề thuộc lĩnh vực báo chí:
Người nhạy cảm có một khả năng giải thích, truyền đạt thông tin, các ngôn từ phức tạp trở thành dễ hiểu nhất. Họ luôn chăm chú mọi chi tiết, tập trung trong công việc, biết cách đưa những tâm tư/tình cảm, những suy nghĩ của mình đến mọi người, do đó các ngành nghề như nhà văn hoặc những ngành nghề thuộc lĩnh vực báo chí sẽ giúp họ phát triển sự nghiệp và gây dựng nhiều thành công nhất. Ngoài ra, thông thường người nhạy cảm sẽ có thiên hướng học giỏi ngoại ngữ, vì vậy các công việc như biên phiên dịch/ dịch thuật cũng sẽ gây nhiều hướng thú đối với họ.
– Giáo viên:
Nhóm ngành nghề phù hợp với những người có tính cách nhạy cảm sẽ bao gồm các công việc như thiên về việc luôn chăm sóc mọi người xung quanh cũng như giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. Đối với nghề giáo viên, người nhạy cảm sẽ có thể đặt mình vào vị trí của học sinh và thấu hiểu về tâm sinh lý của các học sinh, biết được suy nghĩ cũng như cảm xúc của chúng, từ đó sẽ biết được những điều học sinh cần để có phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp học sinh phát triển năng lực. Ngoài ra, giáo viên cũng là một nghề hoạt động khá độc lập và đó là đặc điểm thường thấy ở những người nhạy cảm.
– Bác sĩ, điều dưỡng, y tá, nhà trị liệu vật lý, cũng như nhân viên xã hội, trị liệu tâm lý… :
Người nhạy cảm là người luôn có nhiều cảm xúc, lòng trắc ẩn, dễ dàng đồng cảm và có sự cảm thông với người khác. Họ thích giúp đỡ người khác, những người đang gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Do vậy, nhóm ngành nghề cuối cùng bao gồm bác sĩ, y tá hay các nhà trị liệu vật lý, cũng như nhân viên xã hội, trị liệu tâm lý… là những nghề thích hợp với họ. Tuy nhiên, vì người nhạy cảm rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của bản thân, do đó, các nghề trên sẽ là thử thách cũng như điều kiện để họ phát triển bản thân và giúp họ tìm được ý nghĩa và niềm vui trong công việc.
3. Người nhạy cảm – phấn đấu từng ngày để thành công:
Người nhạy cảm là một nhóm người rất thú vị chiếm 15 – 20% dân số thế giới và việc tìm được một công việc phù hợp với tính cách cũng như khiến họ cảm thấy thoải mái trải mình khi làm việc là một trong những băn khoăn suy nghĩ của rất nhiều người thuộc nhóm người này. Tuy nhiên, không vì thế làm ảnh hưởng cũng như ngăn cản họ chạm đến thành công và vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Cuộc sống là chuỗi ngày không ngừng thích ứng và cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức, cách ứng xử trong giao tiếp, mối quan hệ giữa con người với con người,… do đó một số ví dụ về vấn đề người nhạy cảm nên làm nghề gì như trên hy vọng có thể giúp những người thuộc nhóm nhạy cảm đối với cuộc sống có thêm định hướng ban đầu chính xác hơn trước khi chuyển mình vào bước ngoặc mới của xã hội hiện đại ngày nay, nơi mà chỉ có không ngừng cố gắng, thích nghi mới có thể phát triển và tồn tại lâu dài được.
Minh Thư.