Penetration pricing là gì? Tầm quan trọng của định giá thâm nhập

Penetration pricing nằm trong chiến lược marketing tại các doanh nghiệp về sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Vậy, Penetration pricing là gì? Hãy tìm hiểu khái niệm, nội dung và tầm quan trọng của chiến lược này thông qua bài viết sau bạn nhé!

Penetration pricing là gì?

Penetration pricing được hiểu là định giá thâm nhập. Đây là một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp áp dụng đặt giá ban đầu cho sản phẩm, dịch vụ. Định giá thâm nhập sẽ đưa ra mức giá thấp hơn so với giá phổ biến trên thị trường.

Các công ty áp dụng chiến lược định giá thâm nhập với mục đích là để sản phẩm của họ được thị trường chấp nhận rộng rãi. Những thị trường này có khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc họ trung thành với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Tầm quan trọng của định giá thâm nhập

Một điều dễ dàng nhận thấy là chiến lược định giá sản phẩm, dịch vụ với giá rẻ hơn thị trường sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Hình thức này được các doanh nghiệp mới áp dụng nhằm lôi kéo khách hàng về mình. Cách áp dụng giá thâm nhập thị trường thường có xu hướng lỗ vốn khi các doanh nghiệp khởi đầu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ ngày càng xây dựng được tiếng tăm trên thương trường và sẽ mang lại lãi trong tương lai. Sau khi một thời gian dài thâm nhập thị trường, doanh nghiệp sẽ phát triển được thương hiệu của mình giữa các ngành hàng.

Khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì doanh nghiệp mới bắt đầu nâng giá để nâng cao giá trị của mình và mang lại lợi nhuận.

Nội dung chiến lược định giá của các doanh nghiệp

Một trong những chiến lược định giá của doanh nghiệp là chiến lược định giá “hớt váng”. Nội dung của chiến lược này là làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm, tạo ra doanh thu theo thị phần, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp mang lại ưu điểm là có thể ngăn cản được đối thủ cạnh tranh bước chân vào thị trường.

Chẳng hạn, một công ty phát triển phần mềm kỹ thuật mới và cho ra đời sản phẩm đầu tiên trên thị trường. Khi đó việc định giá thâm nhập được áp dụng theo phương pháp định giá “hớt váng”. Theo đó, công ty sẽ áp dụng chiến lược định giá cao để tối đa hóa lợi nhuận rồi sau đó sẽ giảm giá nếu có sản phẩm cạnh tranh xuất hiện.

Tuy nhiên, điểm bất lợi của thâm nhập định giá là việc tăng giá sẽ khó khăn và thậm chí là không thể thực hiện được sau khi đã định giá. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất không hiệu quả cũng như việc không thể tiếp tục hạ thấp chi phí thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị mắc kẹt trong một chiến lược kinh doanh lợi nhuận thấp.

Chiến lược định giá thâm nhập còn cho thấy những ai chuyên săn hàng hạ giá từ các công ty tín dụng và điện thoại di động. Nhưng về lâu dài một số người lại không thu được lợi nhuận khi công ty tăng giá và sẽ nhanh chóng rút lui khỏi thị trường.

Doanh nghiệp cần làm gì trong chiến lược định giá?

Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, nếu chiến lược định giá tốt thì doanh nghiệp đó mới có thể dễ dàng tối đa hóa lợi nhuận hơn trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chiến lược thì doanh nghiệp nên xem xét đến từng nhân tố như phạm vi sản xuất, phân phối giá. Khảo sát giá của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ của họ cũng như vị trí chiến lược và các mục tiêu hướng đến.

Nắm bắt tâm lý khách hàng trong chiến lược định giá. Cụ thể, khách hàng không mong muốn mua sản phẩm, dịch vụ có giá quá cao so với chất lượng, nhưng cũng không mong muốn mua sản phẩm, dịch vụ có giá quá thấp. Đối với các doanh nghiệp, nếu giá quá thấp sẽ dẫn đến không đủ lợi nhuận chi trả cho các chi phí sản xuất.

Penetration pricing là gì? Bài viết đã giải đáp thắc mắc giúp các bạn hiểu hơn về một chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là một cách marketing sản phẩm, xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp hướng đến hiện nay.