Equity là gì? Những hình thức góp vốn nào phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, để có những góc nhìn đa chiều hơn về Equity đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm này bạn nhé!
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động, một trong những điều kiện bắt buộc cần phải có đó chính là nguồn vốn ổn định. Nguồn vốn đó, có thể bắt nguồn từ một chủ sở hữu duy nhất hoặc nhiều thành viên hơn. Phần tài sản được chủ doanh nghiệp cũng như những cổ đông khác góp vốn vào, được gọi là tài sản chung. Vậy vấn đề này có liên quan gì đến Equity là gì?
Định nghĩa Equity là gì?
Equity chính là số vốn mà người chủ sở hữu của một doanh nghiệp cần phải có để duy trì hoạt động cho doanh nghiệp trong suốt chặng đường phát triển. Equity sẽ được thực hiện kê khai trong bảng kế toán với nhiều hình thức khác nhau như: Vốn góp, vốn từ những nguồn khác hay chênh lệch đánh giá tài sản.
Một công ty, doanh nghiệp có thể có nguồn vốn góp từ những cá nhân khác nhau để có thể bắt đầu quá trình kinh doanh. Từ đây, họ sẽ được gọi là cổ đông, người nắm giữ số vốn lớn nhất sẽ được gọi là người chủ sở hữu.
Chủ sở hữu sẽ cùng với cổ đông chia sẻ lợi nhuận từ việc kinh doanh, cũng như gánh chịu những khoản tổn thất nhất định khi có vấn đề xảy ra. Cơ bản, bạn có thể hiểu về Equity chính là một quá trình thực hiện việc góp vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ ngừng lại nếu như doanh nghiệp ấy phá sản hay ngừng hoạt động. Tóm lại, Equity sẽ có rất nhiều nghĩa khác nhau và phụ thuộc vào mỗi ngữ cảnh nhất định để có thể sử dụng nó đúng cách.
Equity gồm những gì?
Vốn góp
Vốn góp là phần vốn thực tế của các cổ đông được tính dựa trên mệnh giá của cổ phiếu. Tài sản của vốn cũng đa dạng ví dụ như tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị nhà đất… Thời gian để đăng ký góp vốn cổ phần là 90 ngày, tính từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký theo quy định Luật doanh nghiệp 2014.
Mục đích của việc góp vốn đó chính là tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là mục tiêu tất yếu hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn như thế nào là hiệu quả luôn được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
Lợi nhuận từ kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động đều có chung một mục tiêu, đó là thu lợi nhuận sau khi trừ đi những chi phí đầu tư nhất định. Đó có thể là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động ban đầu.
Vốn từ nguồn khác
Tùy vào hình thức hoạt động và cách doanh nghiệp huy động các nguồn vốn khác nhau. Các hình thức để doanh nghiệp huy động vốn đó chính là phát triển nguồn vốn ban đầu, tiến hành phát triển cổ phiếu, huy động vốn từ ngân hàng, và phát hành trái phiếu.
Chênh lệch đánh giá tài sản
Sự chênh lệch được phản ánh qua những con số cụ thể do doanh nghiệp tiến hành đánh giá tài sản cố định, bao gồm bất động sản và các loại hàng tồn kho trong bảng kế toán. Chính vì vậy, khi hoạch định bảng thống kê tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét lại tài sản góp vốn từ các thành viên cổ đông khác trong công ty.
Vai trò của vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp?
Có chủ sở hữu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có một nguồn vốn nhất định để phát triển kinh doanh. Xét về mặt pháp lý, những doanh nghiệp không có mức vốn đủ điều kiện theo pháp luật quy định sẽ bị giải thể. Nguồn vốn giúp doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh, ổn định kinh tế và làm tiền đề để thu lại lợi nhuận.
Tầm quan trọng của nguồn vốn được ví như mạch máu sống còn của doanh nghiệp. Do đó, muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển cần sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và hiệu quả.
Vốn chủ sở hữu thể hiện điều gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản vốn của chủ sở hữu thể hiện quyền sở hữu của họ trong bất kỳ tài sản nào, trừ cho tất cả những khoản nợ liên quan trực tiếp đến tài sản đó. Theo đó, vốn sở hữu của cổ đông sẽ được tính theo công thức như sau: “Vốn chủ sở hữu của cổ đông = Tổng số lượng tài sản – Tổng số nợ cần phải trả.”
Trên đây, là những thông tin liên quan đến câu hỏi Equity là gì? Hy vọng những nội dung chúng tôi cung cấp đến bạn đã giúp bạn nắm rõ hơn về Equity và những vấn đề liên quan đến nó một cách khách quan nhất. Phạm trù kinh doanh rất lớn, để có thể hiểu rõ một định nghĩa cụ thể là điều không hề dễ dàng. Bạn có thể tìm kiếm thêm những tài liệu chuyên ngành để chọn lọc thêm những thông tin cần thiết về Equity bạn nhé!