Kiểm tra chất lượng sản phẩm tiếng Anh là gì? Tầm quan trọng của kiểm tra chất lượng

Về cơ bản, kiểm tra chất lượng sản phẩm là một khâu quản lý trong các công ty sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Vậy, kiểm tra chất lượng sản phẩm tiếng Anh là gì? Cụ thể vị trí này chịu trách nhiệm công việc quan trọng ra sao? Tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Kiểm tra chất lượng sản phẩm tiếng Anh là gì?

Kiểm tra chất lượng sản phẩm được biết là một phương thức quản lý chất lượng. Đây là một hoạt động xem xét chất lượng sản phẩm dựa trên sự đo lường, thử nghiệm các đặc tính của đối tượng. Sau đó, so sánh kết quả với yêu cầu về chất lượng sản phẩm đã quy định nhằm xác định sự phù hợp của sản phẩm.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp có tầm quan trọng. Vì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là một nền tảng của sự uy tín, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Nhờ có quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm mà đảm bảo được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt hơn hết là chính nhờ chất lượng của sản phẩm mới giữ chân được khách hàng dài lâu.

Sản phẩm chất lượng sẽ giúp khách hàng có thể an tâm mua sắm và sử dụng. Họ cũng sẽ dễ dàng chọn lựa được những sản phẩm chất lượng hoặc thay thế các đơn vị cung cấp chất lượng hơn.

Các yếu tố cần có trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm

Để kiểm tra chất lượng sản phẩm cần phải đảm bảo các yếu tố cần có bao gồm:

– Sản phẩm: Đảm bảo tuân thủ các thông số với khách hàng bao gồm trọng lượng, kích thước, hỗn hợp (sản xuất thực phẩm). Những yêu cầu sản phẩm được đưa vào danh sách kiểm tra nhằm đảm bảo khách hàng sẽ không từ chối đơn đặt hàng do không đáp ứng các thông số kỹ thuật hoặc chất lượng sản phẩm kém.

– Đóng gói: Trong ngành công nghiệp thực phẩm cần các yêu cầu liên quan đến đóng gói. Trong đó là những tiêu chuẩn về nhãn mác thể hiện chính xác thông tin các sản phẩm trên bao bì. Để từ đó người tiêu dùng hiểu hơn về thực phẩm mà họ ăn có đảm bảo an toàn sức khỏe.

– Kiểm tra nguyên vật liệu: Tính đến các chất, vật liệu sẽ sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra diễn ra ở giai đoạn tiền sản xuất. Tất cả để đảm bảo các nguyên liệu dùng có chất lượng cao. Nếu chất lượng kém sẽ dẫn đến sản phẩm tạo ra dưới tiêu chuẩn, có thể làm gián đoạn dây chuyền sản xuất.

– Giải quyết ô nhiễm: Vấn đề ô nhiễm trong sản xuất rất quan trọng bởi ảnh hưởng đến sự an toàn của người tiêu dùng hay làm giảm chất lượng của sản phẩm. Nếu không giải quyết được vấn đề ô nhiễm thì nhà sản xuất sẽ vi phạm tuân thủ, sản phẩm không đạt chất lượng khiến khách hàng không hài lòng. Từ đó đe dọa đến doanh thu trên sản phẩm.

Để giải quyết ô nhiễm thì cần có kế hoạch kiểm tra cẩn thận tại chỗ, tìm đến các giải pháp phù hợp bằng cách phản ánh các chất có thể gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sản phẩm trước khi được sản xuất. Tìm công cụ xác định các chất gây ô nhiễm có liên quan để xử lý.

Sản phẩm đồng nhất:Cần đảm bảo các sản phẩm trong một dây chuyền sản xuất là đồng nhất. Những yếu tố cho sự đồng nhất như quy cách nhãn mác giúp cho người tiêu dùng hài lòng và tạo cho họ một trải nghiệm nhất quán đối với các sản phẩm.

Nhược điểm của kiểm tra chất lượng sản phẩm

Kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ diễn ra khi sản phẩm đã được hoàn thành. Do vậy, nếu phát hiện những mặt kém chất lượng sẽ rất lãng phí và tốn kém ở khâu xử lý.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn xây dựng chiến lược kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách tăng số lượng nhân sự kiểm tra, tăng chi phí. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của hoạt động này lại thấp, ngay cả những sản phẩm phù hợp với quy định vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

Như vậy, nếu tập trung nguồn lực để kiểm tra quá trình sản xuất thì sẽ không thể phát hiện những sai sót từ khâu thiết kế.

Phần trình bày đã giúp các bạn hiểu rõ kiểm tra chất lượng sản phẩm tiếng Anh là gì. Hi vọng chúng ta sẽ nhận thấy rõ tầm quan trọng của khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Penetration pricing là gì? Tầm quan trọng của định giá thâm nhập

Penetration pricing nằm trong chiến lược marketing tại các doanh nghiệp về sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Vậy, Penetration pricing là gì? Hãy tìm hiểu khái niệm, nội dung và tầm quan trọng của chiến lược này thông qua bài viết sau bạn nhé!

Penetration pricing là gì?

Penetration pricing được hiểu là định giá thâm nhập. Đây là một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp áp dụng đặt giá ban đầu cho sản phẩm, dịch vụ. Định giá thâm nhập sẽ đưa ra mức giá thấp hơn so với giá phổ biến trên thị trường.

Các công ty áp dụng chiến lược định giá thâm nhập với mục đích là để sản phẩm của họ được thị trường chấp nhận rộng rãi. Những thị trường này có khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc họ trung thành với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Tầm quan trọng của định giá thâm nhập

Một điều dễ dàng nhận thấy là chiến lược định giá sản phẩm, dịch vụ với giá rẻ hơn thị trường sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Hình thức này được các doanh nghiệp mới áp dụng nhằm lôi kéo khách hàng về mình. Cách áp dụng giá thâm nhập thị trường thường có xu hướng lỗ vốn khi các doanh nghiệp khởi đầu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ ngày càng xây dựng được tiếng tăm trên thương trường và sẽ mang lại lãi trong tương lai. Sau khi một thời gian dài thâm nhập thị trường, doanh nghiệp sẽ phát triển được thương hiệu của mình giữa các ngành hàng.

Khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì doanh nghiệp mới bắt đầu nâng giá để nâng cao giá trị của mình và mang lại lợi nhuận.

Nội dung chiến lược định giá của các doanh nghiệp

Một trong những chiến lược định giá của doanh nghiệp là chiến lược định giá “hớt váng”. Nội dung của chiến lược này là làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm, tạo ra doanh thu theo thị phần, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp mang lại ưu điểm là có thể ngăn cản được đối thủ cạnh tranh bước chân vào thị trường.

Chẳng hạn, một công ty phát triển phần mềm kỹ thuật mới và cho ra đời sản phẩm đầu tiên trên thị trường. Khi đó việc định giá thâm nhập được áp dụng theo phương pháp định giá “hớt váng”. Theo đó, công ty sẽ áp dụng chiến lược định giá cao để tối đa hóa lợi nhuận rồi sau đó sẽ giảm giá nếu có sản phẩm cạnh tranh xuất hiện.

Tuy nhiên, điểm bất lợi của thâm nhập định giá là việc tăng giá sẽ khó khăn và thậm chí là không thể thực hiện được sau khi đã định giá. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất không hiệu quả cũng như việc không thể tiếp tục hạ thấp chi phí thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị mắc kẹt trong một chiến lược kinh doanh lợi nhuận thấp.

Chiến lược định giá thâm nhập còn cho thấy những ai chuyên săn hàng hạ giá từ các công ty tín dụng và điện thoại di động. Nhưng về lâu dài một số người lại không thu được lợi nhuận khi công ty tăng giá và sẽ nhanh chóng rút lui khỏi thị trường.

Doanh nghiệp cần làm gì trong chiến lược định giá?

Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, nếu chiến lược định giá tốt thì doanh nghiệp đó mới có thể dễ dàng tối đa hóa lợi nhuận hơn trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chiến lược thì doanh nghiệp nên xem xét đến từng nhân tố như phạm vi sản xuất, phân phối giá. Khảo sát giá của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ của họ cũng như vị trí chiến lược và các mục tiêu hướng đến.

Nắm bắt tâm lý khách hàng trong chiến lược định giá. Cụ thể, khách hàng không mong muốn mua sản phẩm, dịch vụ có giá quá cao so với chất lượng, nhưng cũng không mong muốn mua sản phẩm, dịch vụ có giá quá thấp. Đối với các doanh nghiệp, nếu giá quá thấp sẽ dẫn đến không đủ lợi nhuận chi trả cho các chi phí sản xuất.

Penetration pricing là gì? Bài viết đã giải đáp thắc mắc giúp các bạn hiểu hơn về một chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là một cách marketing sản phẩm, xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp hướng đến hiện nay.

Vesting là gì? Đặc điểm của Vesting và những lưu ý cần biết

Trong quản lý nhân sự, Vesting là quyền lợi thuộc về nhân viên được quy định theo đúng pháp luật. Vậy, Vesting là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm này và đặc điểm qua phần trình bày dưới đây.

Vesting là gì?

Thuật ngữ tiếng Anh Vesting có nghĩa là quyền được hưởng, đây là một thuật ngữ pháp lý có ý nghĩa là cho phép quyền được thanh toán tài sản hoặc các lợi ích đi kèm ở hiện tại hoặc trong tương lai đối với các cá nhân trong tham gia lao động.

Vesting được dùng trong việc quản lý nhân sự liên quan đến các lợi ích của một nhân viên trong kế hoạch nghỉ hưu. Khi họ đã tích lũy đủ các quyền mua cổ phiếu ESOP hoặc những lợi ích mà công ty đã đóng góp vào các tài khoản hưu trí, kế hoạch lương hưu đủ điều kiện của nhân viên.

Bên cạnh đó, người ta còn hiểu quyền được hưởng được dùng trong luật thừa kế hay liên quan đến bất động sản.

Quyền được hưởng có đặc điểm gì?

Quyền được hưởng được thiết lập khi công ty xác định nhân viên đó có thời gian làm việc tại công ty để xem xét họ có được quyền sở hữu tài sản hay không. Như vậy, quyền được hưởng mang lại những lợi ích trong kế hoạch nghỉ hưu cho nhân viên.

Nhân viên được quyền đối với những tài sản mà công ty cung cấp theo thời gian. Điều đó mang lại một động lực thúc đẩy họ thực hiện tốt vai trò và gắn bó lâu dài với công ty.

Vesting cung cấp cho công ty một công cụ có giá trị đó là lợi nhuận cổ phiếu để giữ chân nhân viên. Chẳng hạn, một nhân viên sẽ nhận được 100 đơn vị cổ phiếu hạn chế như là tiền thưởng.

Theo đó, để giữ chân nhân viên ở lại công ty lâu dài trong những năm tiếp theo thì công ty sẽ giao nhận cổ phiếu theo quy định như sau:

– Sau khi nhận thưởng mới nhận 25 đơn vị cổ phiếu trong năm thứ hai.

– Nhận tiếp 25 đơn vị cổ phiếu trong năm thứ ba.

– Nhận tiếp 25 đơn vị cổ phiếu trong năm thứ tư.

– Nhận 25 đơn vị cổ phiếu còn lại trong năm thứ năm.

Như vậy, thời gian nhận cổ phiếu sẽ chia làm 4 giai đoạn. Nếu nhân viên nghỉ việc sau năm thứ ba thì số cổ phiếu nhận được chỉ còn một nửa là 50 đơn vị, số còn lại sẽ bị mất.

Quyền được hưởng cũng có thể giao cho nhân viên ngay lập tức, nghĩa là nhận 100% trong các khoản đóng lương cho kế hoạch nghỉ hưu. Đóng góp của công ty cho một chương trình hưu bổng (401 k) của nhân viên có thể được hưởng ngay lập tức.

Bên cạnh đó, nhân viên có thể hưởng quyền được hưởng sau vài năm sử dụng kế hoạch cliff vesting. Nghĩa là nhân viên được quyền sở hữu 100% đóng góp của người sử dụng lao động tại một thời điểm hoặc một ngày cụ thể. Hoặc sẽ sử dụng kế hoạch quyền được hưởng phân loại, trong đó sở hữu tỷ lệ phần trăm theo đóng góp mỗi năm.

Nhân viên phải tuân thủ theo các quy định của kế hoạch quyền được hưởng và thường đến tuổi nghỉ hưu mới được rút tiền.

Những lưu ý cần biết của Vesting

Thông thường Vesting được phổ biến từ 3-5 năm. Các công ty khởi nghiệp có xu hướng cung cấp các khoản tài trợ cổ phiếu phổ thông hoặc kế hoạch phát hành quyền mua ESOP (Employee Stock Option Plan – kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động).

Các khoản trợ cấp và quyền chọn của nhân viên phải tuân thủ theo quá trình vesting. Để từ đó khuyến khích nhân viên trung thành và khiến họ gắn bó với công ty.

Hiện nay, để bù đắp cho những rủi ro trong quá trình làm việc hoặc bù đắp cho mức lương thấp hơn mức thị trường mà các công ty sẽ phát hành quyền mua cổ phần của công ty với mức giá thấp hay giá tượng trưng. Đây là quyền được mua lại cổ phần mà không phải là nghĩa vụ của nhân viên. Trong tương lai, nhân viên có thể bán lại cổ phần do mình sở hữu với mức giá cao hơn.

Vesting là gì? Bài viết đã chia sẻ những thông tin cụ thể để các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Đây là kiến thức bổ ích khi tham gia vào thị trường lao động hiện nay.

AUM là gì? Tầm quan trọng của tài sản đang quản lý

AUM là gì? Tầm quan trọng của tài sản đang quản lý

AUM được hiểu là tổng giá trị thị trường mà các tổ chức thay mặt cho khách hàng của mình để quản lý các khoản đầu tư. Trong đó, mỗi một doanh nghiệp có định nghĩa và công thức tính khác nhau về khái niệm này. Để hiểu rõ hơn AUM là gì và những lợi ích thì chúng ta xem qua thông tin dưới đây nhé!

AUM là gì?

AUM là chữ viết tắt của Assets Under Management, có nghĩa là tài sản đang quản lý. Cụ thể, đây là tổng giá trị thị trường mà một tổ chức thay mặt cho khách hàng quản lý các khoản đầu tư. Các tổ chức này có thể là ngân hàng, quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ, công ty môi giới…

AUM biểu thị quy mô và số lượng, được tách biệt theo nhiều cách. Theo đó, chỉ số có thể đề cập đến tổng số tài sản của tất cả khách hàng đang được quản lý hoặc một khách hàng cụ thể. Tùy vào trường hợp, người quản lý cũng có thể sử dụng số vốn để thực hiện các giao dịch cho một hoặc tất cả các khách hàng.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng thay mặt các nhà đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc đầu tư. Khi đó giá trị của AUM cũng bao gồm phần lợi nhuận mà nhà quản lý kiếm được. Đồng thời nhà quản lý có thể đầu tư tiền vào chứng khoán hoặc trả cho theo dạng cổ tức cho nhà đầu tư.

Chẳng hạn, một nhà đầu tư chi 50.000 USD để đầu tư vào một quỹ tương hỗ thì số tiền này sẽ là một phần của AUM trong quỹ. Và người quản lý có thể thực hiện việc mua và bán bằng số tiền của quỹ cho những mục tiêu đầu tư mà không cần có sự cho phép của các nhà đầu tư.

Một số đặc điểm của AUM

AUM là một khía cạnh được dùng để đánh giá một quỹ đầu tư hoặc một công ty. Qua chỉ số này mà các nhà đầu tư sẽ nắm được tình hình, quy mô và sự thành công của một quỹ đầu tư để từ đó cân nhắc có nên đầu tư hay không. Ngoài ra, cũng dựa vào đây để xem xét hiệu suất với kinh nghiệm quản lý.

Khi tính AUM, một số công ty sẽ cộng luôn cả tiền gửi ngân hàng và tiền mặt, một số khác lại hạn chế không đưa vào.

AUM có tính biến động, khi hiệu suất đầu tư tăng và có thêm khách hàng, tăng tài sản mới dẫn đến tăng nguồn vốn của các nhà đầu tư. Cũng từ đó tăng giá trị thị trường của các khoản đầu tư, tăng lượng cổ tức tái đầu tư.

Ngược lại xu hướng này sẽ giảm giá trị thị trường. Các yếu tố làm cho AUM giảm như số lượng khách hàng giảm, giá trị thị trường các khoản đầu tư cũng giảm hoặc các quỹ đầu tư tạm ngừng nhận khách hàng.

Tầm quan trọng của AUM

Tài sản đang quản lý là một chiến lược đầu tư quan trọng nên các nhà quản lý sẽ giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, AUM còn được sử dụng như một công cụ quảng cáo để thu hút các nhà đầu tư mới tham gia.

Qua AUM nên các nhà đầu tư hiểu được quy mô hoạt động của công ty quản lý đầu tư so với đối thủ cạnh tranh. Xem xét những chiến lược tham gia có tính khả thi.

Nhiều quỹ đầu tư hay các tổ chức đầu tư áp dụng hình thức thu phí theo tỷ lệ phần trăm của tổng AUM. Và AUM sẽ là một khía cạnh quan trọng để tính phí quản lý. Trong đó, tài sản đang quản lý càng tăng thì tỷ lệ thu phí càng giảm với mục đích thu hút các khách hàng đầu tư với số tiền lớn.

Lấy một ví dụ thực tế, khi đánh giá một công ty đầu tư hay một quỹ đầu tư nào đó, AUM là giá trị mà các nhà đầu từ nhìn vào. Vì AUM thể hiện quy mô của quỹ đầu tư cũng tương tự như mức vốn hóa thị trường đối với một công ty.

Theo đó, nếu tổ chức nào có AUM càng cao thì có nghĩa là khối lượng giao dịch thị trường cổ phiếu của tổ chức đó cũng cao hơn, tính thanh khoản cũng sẽ cao hơn.

Một số thông tin cơ bản để chúng ta hiểu rõ AUM là gì. Hi vọng các bạn nắm được tầm quan trọng của các tài sản đang quản lý mà tổ chức áp dụng để tham gia vào chiến lược đầu tư khả quan.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì? Các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay

Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức tổ chức và sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua các năm. Đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước. Cụ thể, mô hình tăng trưởng kinh tế là gì sẽ được phân tích rõ trong phần trình bày sau.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh là Economic Growth. Tăng trưởng kinh tế khi gia tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng thu nhập quốc dân GNP trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được hiểu là sự gia tăng mức sản xuất tạo ra theo thời gian.

Theo đó, mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ là Models of Economic Growth. Một cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế qua các năm theo tốc độ hợp lý.

Phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, mô hình tăng trưởng kinh tế được phân chia thành 2 loại:

– Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: Đặc trưng của việc phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng khối lượng sản xuất qua việc tăng trưởng vốn, nguồn lao động và các tài nguyên thiên nhiên.

Ưu điểm: Phát triển theo chiều rộng là con đường dễ nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm và gia tăng thu nhập…

Nhược điểm: Nền kinh tế trì trệ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch kinh tế chậm, năng suất lao động thấp …

 – Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: Đặc trưng cơ bản của mô hình này là dựa trên sự phát triển của công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng trưởng chất lượng như:

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp, năng suất lao động.

Hoạt động của nền kinh tế hướng vào các ngành, lĩnh vực có giá trị tăng trưởng cao. Trong đó, giảm được chi phí sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, khai thác tiềm năng sẵn có. Thực hiện đồng bộ quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.

Ưu điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu giúp nâng cao chất lượng hiệu quả của nền kinh tế. Đồng thời gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, nâng cao phúc lợi xã hội…

Tăng trưởng kinh tế hướng đến sự chất lượng của việc tăng trưởng. Các mô hình tăng trưởng kinh tế phản ánh qua công cụ xác lập các mối liên hệ, mô tả diễn biến của việc tăng trưởng, các yếu tố chi phối, các chỉ tiêu đo lường mức độ tăng trưởng qua số lượng và chất lượng xuyên suốt quá trình tăng trưởng.

Các mô hình tăng trưởng kinh tế phổ biến

Một số mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay như:

– Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod – Domar: Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế đơn giản nhất, giải thích mối liên hệ giữa sự tăng trưởng với thất nghiệp ở các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển cũng sử dụng rộng rãi mô hình này để xét mối quan hệ giữa sự tăng trưởng với nhu cầu vốn. Theo đó, mô hình này coi đầu ra của bất kì đơn vị kinh tế nào phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư.

– Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow-Swan: Mô hình này giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn qua những nghiên cứu tích lũy vốn, lao động hay tăng trưởng dân số, gia tăng năng xuất.

– Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ: Tiến bộ công nghệ đóng vai trò quan trọng và nhờ đó mà nền kinh tế của nhiều quốc gia mới phát triển nhanh. Nếu không có tiến bộ công nghệ thì năng suất kinh tế giảm dần.

– Các mô hình tăng trưởng nội sinh: Yếu tố con người, tiến bộ công nghệ được hiểu là yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh bao gồm một số mô hình như: Mô hình học hỏi của Kenneth J.Arrow (1962), mô hình R&D, mô hình AK, mô hình Mankiw-Romer-Weil, mô hình học hay làm (Learning-or-doing model).

Điểm khác biệt của mô hình tăng trưởng kinh tế nội sinh là không có xu hướng của các nước nghèo sẽ đuổi kịp nước giàu về mức thu nhập bình quân, mặc dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm. Điều này là do sự chênh lệch về vốn và quan trọng là yếu tố con người. Mô hình này hướng đến sự thoát nghèo bằng cách tập trung đầu tư vào nguồn lực sẽ có tốc độ tăng trưởng cao.

Bài viết đã chia sẻ mô hình tăng trưởng kinh tế là gì. Thông qua đây, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay.

Ytd là gì? Lợi ích của việc sử dụng YTD là gì?

Ytd là gì? Đây là một từ được viết tắt bởi một thuật ngữ tiếng Anh, hay thật sự nó mang đến ý nghĩa gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn thông qua những nội dung được trình bày trong bài viết này.

Khi được hỏi về Ytd là gì? Nhiều người thường liên tưởng đến những chữ cái đầu trong những cụm từ viết tắt liên quan đến ngày tháng năm. Phân tích này cũng rất khả thi, tuy nhiên nó chỉ đúng một phần chứ không hề đúng hoàn toàn. Trên thực tế Ytd cũng được hiểu là từ mang ý nghĩa liên quan đến ngày tháng, tuy nhiên nó lại là những chữ cái đại diện của một cụm từ chỉ ngày tháng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.

Ytd là gì?

Ytd là những chữ cái viết tắt của cụm từ Year to Date (YTD) nghĩa là Năm đến ngày hiện tại. Đó chính là khoảng thời gian bắt đầu ngày đầu tiên của năm dương lịch hiện tại cho đến một thời điểm nhất định tại bây giờ.

 Ytd chủ yếu dùng để phân tích những xu hướng kinh doanh theo thời gian, hoặc để so sánh các chỉ số dữ liệu về mặt thời gian về hiệu suất cạnh tranh so với các đối thủ. Từ viết tắt này, còn được thay đổi tùy theo ngữ cảnh công việc như lợi nhuận đầu tư, thu nhập hay còn được gọi là thanh toán ròng.

Giải thích ý nghĩa của Ytd

Nếu sử dụng Ytd vào mục đích để tham chiếu năm dương lịch thì có nghĩa là bắt đầu từ khoảng thời gian ngày 1 tháng 1 của năm hiện tại và ngày hiện tại bạn đang tiến hành tính toán. Còn nếu sử dụng Ytd vào mục đích tham chiếu tài chính, có nghĩa bạn phải tính mốc thời gian giữa ngày đầu tiên của năm tài chính được đề cập đến và ngày của hiện tại.

Ví dụ cụ thể để bạn có thể hình dung được Ytd là gì đơn giản nhất? Ytd là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày đầu năm đến nay. Ví dụ, lúc bạn đang đọc bài viết này là  ngày 1/7/2021 thì ytd bạn tính được sẽ bắt đầu vào ngày đầu năm hiện tại là ngày 1/1/2021 và kết thúc là ngày 1/7/2021.

Ytd còn được đề cập đến cơ sở kinh doanh hoặc chính phủ có thể đề cập nó như năm tài chính thay vì năm dương lịch. Ytd biểu hiện 1 năm tài chính để biểu hiện các giá trị khác nhau của hồ sơ tài chính trong một năm được lưu giữ từ ngày được chọn của năm tài chính đến thời điểm hiện tại.

Năm tài chính là gì?

Năm tài chính là khoảng thời gian kéo dài trong thời gian một năm nhưng không nhất thiết phải bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 bạn nhé! Mục đích sử dụng của năm tài chính đó là giúp các doanh nghiệp, tổ chức và tập đoàn, chính phủ quản lý kinh doanh tốt hơn.

Cách xác định lợi nhuận doanh nghiệp thông qua YTD ?

 Cách để xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp, đó chính là dựa vào tổng doanh thu đạt được. Thế nhưng, việc tính toán này sẽ không bao gồm các dòng tiền như tiền lương, chi phí cho việc tiếp thị hoặc những khoản đầu tư khác. Bất kỳ khoản tiền nào bạn đã bỏ ra để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động đều được xem là việc tính toán lợi nhuận.

Tổng lợi nhuận có thể biểu hiện một dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp về sự tăng trưởng. Tuy nhiên, về bản chất nó còn có rất nhiều điều cần phải phân tích. Vậy làm sao để có thể phân tích được những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến vấn đề lợi nhuận. Lúc này bạn cần có khung thời gian làm việc cụ thể và Ytd sẽ hỗ trợ bạn làm việc.

Làm thế nào bạn có thể tính YTD cho doanh nghiệp?

Ytd có thể tính toán rất nhiều khía cạnh khác nhau cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, bạn đang có nhu cầu tính bảng lương Ytd cho đến hiện tại để bạn có thể đoán biết được những gì đã xảy ra trong suốt một năm. Hoặc có thể áp dụng nó cho các chi tiêu trong vấn đề quảng cáo hay tiếp thị sản phẩm đế so sánh với mức doanh thu của công ty đã tăng hay giảm.

Vậy mục tiêu cuối cùng của việc áp dụng Ytd để tính đó là gì? Đó chính là giúp doanh nghiệp xác định được một khoản thời gian nhất định để so sánh với các số liệu khác trong khoảng thời gian đó. Nếu những yếu tố được so sánh có sự phát triển và tăng doanh thu cho doanh nghiệp thì sẽ được áp dụng lâu dài. Ngược lại những yếu tố được so sánh nếu như không khả thi và có dấu hiệu tuột dốc sẽ cần cân nhắc để điều chỉnh hoặc loại bỏ.

Hy vọng, với những giải thích của chúng tôi trong bài viết này, đã giúp bạn hiểu hơn về Ytd là gì? Mong rằng, bạn sẽ cân nhắc và sử dụng Ytd một cách phù hợp nhất để ứng dụng vào trong công việc của bản thân. Chúc bạn thành công!

Những Câu Hỏi Nên Hỏi Nhà Tuyển Dụng Ấn Tượng Nhất

Khi buổi phỏng vấn gần tới hồi kết thúc cũng chính là lúc ứng viên thường nhận được câu hỏi “Bạn có câu hỏi gì dành cho công ty không?”. Trong quá trình phỏng vấn, đừng chỉ ngồi im và chờ trả lời câu hỏi, hãy khéo léo đưa ra những câu hỏi nhằm hiểu rõ hơn về công ty cũng như vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đừng bối rối hay tỏ ra muốn thoát khỏi buổi phỏng vấn, hãy chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng, điều này sẽ giúp bạn ghi điểm rất lớn trong mắt họ đấy.

  • Tại sao cần phải đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
    • Để nhà tuyển dụng thấy được cách bạn tiếp cận với công việc

Những câu hỏi mà bạn đưa ra cho nhà tuyển dụng sẽ là căn cứ để họ dựa vào và đánh giá xem cách bạn tiếp cận với công việc có chuyên nghiệp hay không, thụ động hay chủ động, đúng trọng tâm hay lòng vòng vấn đề. Vì thế, điều này có thể là nhân tố ảnh hưởng tới việc họ có quyết định nhận bạn vào làm hay không.

  • Thể hiện rằng bạn thực sự để tâm tới công việc sắp tới

Một khi bạn đã chuẩn bị câu hỏi có nghĩa là bạn thật sự quan tâm tới công việc mà bạn ứng tuyển. Bạn chỉ là một trong hàng trăm ứng viên mà nhà tuyển dụng cân nhắc cho vị trí đang trống, vì vậy, hãy khiến họ ấn tượng bằng cách thể hiện sự nghiêm túc của bạn cho công việc.

  • Để xác định xem bạn có thực sự muốn làm việc ở đây hay không

Đừng chỉ cố gắng trở thành ứng cử viên sáng giá nhất, hãy tập trung xác định xem bạn có thật sự muốn làm việc ở công ty hay không bằng cách đưa ra những câu hỏi mới để khai thác thêm về công việc.

  • Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
    • Câu hỏi về công ty

Trước khi quyết định vào làm cho công ty nào đó, hãy tìm hiểu về văn hóa công ty. Có thể những gì bạn đọc được về công ty trên trang web hay thông tin tuyển dụng không thực sự phản ánh được phong cách và môi trường làm việc của công ty, vì vậy, đừng ngần ngại đưa ra câu hỏi để hiểu thêm về văn hóa của công ty.

  • Anh/chị có thể nói sơ về quan điểm quản lý tổ chức của công ty được không?
  • Khi có sự bất đồng lớn hoặc liên quan tới những vấn đề tế nhị, các quyết định được đưa ra như thế nào?
  • Người quản lý sẽ đánh giá chất lượng làm việc của từng cá nhân như thế nào và vào khi nào?

Ngoài ra thì những câu hỏi liên quan tới tầm nhìn và kế hoạch hướng đi trong tương lai của công ty cũng là điều mà bạn nên hỏi nếu xác định làm lâu dài.

  • Anh/chị có thể cho tôi biết định hướng của công ty trong vòng 5 – 10 năm tới là gì không?
  • Thế mạnh của công ty mình là gì?
  • Đối thủ nào là đáng gờm nhất đối với công ty?
  • Đối với các sản phẩm, dự án chủ chốt thì công ty đã có kế hoạch phát triển trong tương lai hay chưa?
    • Câu hỏi về vị trí ứng tuyển

Nếu như lúc tìm hiểu về công việc hay trong quá trình trao đổi phỏng vấn, bạn còn mông lung hay chưa thực sự hiểu rõ nhiệm vụ của công việc thì chắc chắn cần phải hỏi thêm những câu hỏi sau đây để thực sự tự tin khi làm việc nhé.

  • Những nhiệm vụ khác không được nhắc tới trong mô tả công việc là gì?
  • Khi nào là khoảng thời gian công việc sẽ bận rộn nhất cho vị trí này?
  •  Công ty đang tìm kiếm ứng viên với những tố chất như thế nào để phù hợp cho vị trí đang trống?
  • Lý do người trước không phù hợp với vị trí này là gì?
  • Tôi sẽ làm việc với ai? Ai sẽ là quản lý trực tiếp của tôi nếu tôi được nhận?
  • Khó khăn lớn nhất của công việc này là gì?
  •  Nếu được chọn, bước tiếp theo tôi cần làm gì để giúp sức cho công ty tiếp tục phát triển?
    • Câu hỏi về người phỏng vấn

Cách để hiểu rõ nhất về một công ty đó chính là hỏi trực tiếp những người làm việc tại đó.

  • Anh/chị đã làm việc ở đây được bao lâu rồi?
  • Điều mà anh/chị cảm thấy thích nhất khi làm việc tại công ty là gì?
  • Lộ trình thăng tiến tại công ty của anh/chị diễn ra như thế nào?

Những câu hỏi tuy rất đơn giản nhưng lại tạo được hứng thú muốn chia sẻ cho người phỏng vấn bạn đồng thời giúp bạn gây được thiện cảm đối với họ.

Ngoài những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng được nêu trên thì bạn có thể nhân cơ hội này, hỏi thêm về một số yêu cầu cá nhân khi làm việc để xem xem liệu họ có thể đồng ý hay không. Ví dụ bạn có lớp học thêm cố định vào một số buổi tối trong tuần và bạn cần xin về sớm khoảng 15 – 20 phút, đừng ngần ngại hỏi luôn trong buổi phỏng vấn để họ biết đường cân nhắc và sắp xếp công việc cho bạn.

  • Những câu không nên hỏi nhà tuyển dụng

Những câu hỏi không phải lúc nào cũng tốt nếu không được sử dụng đúng cách.

Thứ nhất, đừng bao giờ hỏi những thông tin cơ bản về công ty mà bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu trên google hay trang web công ty. Điều này thể hiện sự hời hợt của bạn khi ứng tuyển vào một công ty mà bạn cũng chẳng thèm quan tâm xem công ty đó làm gì.

Thứ hai, hầu hết các công ty đều có bộ phận nhân sự riêng sẽ trao đổi với bạn về mức lương cũng như quyền lợi khi làm tại công ty, vì thế, đừng nên hỏi thẳng về vấn đề tăng lương hay thưởng lễ trong buổi phỏng vấn.

Bên cạnh đó thì những câu hỏi như Ai là chủ doanh nghiệp? Nhà đầu tư chính cho doanh nghiệp là ai? Là những câu mang tính riêng tư, không những không giúp bạn tạo ấn tượng mà còn có thể phản tác dụng nếu nhà tuyển dụng khó tính.

Sau buổi phỏng vấn, đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình bằng một email cảm ơn nhé. Điều này sẽ khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt họ đấy.

Trên đây là một số những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng dành cho những ai sắp tham gia phỏng vấn xin việc, hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có sự chuẩn bị kỹ càng hơn trong lần phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn thành công!

Những Kinh Nghiệm Khi Đi Phỏng Vấn Cho Ứng Viên Chuyên Nghiệp

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công dựa vào rất nhiều yếu tố không chỉ về mặt hình thức mà còn về nội dung. Cơ hội để bạn mặt đối mặt với nhà tuyển dụng đã đến, và đây là lúc để bạn thể hiện những gì tốt nhất của mình ra để họ thấy rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, không phải chỉ cần giỏi là bạn có thể phỏng vấn thành công và có được công việc mơ ước. Vậy kinh nghiệm khi đi phỏng vấn hoàn hảo cho bạn là gì?

  1. Chủ động nghiên cứu về công ty và vị trí ứng tuyển

Để nhà tuyển dụng biết rằng bạn thật sự trân trọng vị trí đang ứng tuyển cũng như mong muốn được làm việc tại công ty, bạn cần phải tìm hiểu trước những thông tin cơ bản về công ty như lịch sử hình thành, tầm nhìn sứ mệnh hay văn hóa công ty… Một ứng viên bị mất điểm nặng và rất có thể bị “out” khỏi danh sách tiềm năng là khi họ đi phỏng vấn mà không biết gì về công ty đang ứng tuyển, thậm chí một số người còn không nhớ tên công ty, điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng của ứng viên đối với công ty cùng thái độ chuẩn bị hời hợt gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng.

  • Hãy chú ý tới trang phục

Trang phục phỏng vấn là một trong những yếu tố quyết định buổi phỏng vấn có hoàn toàn thành công hay không. Thường thì áo sơ mi kết hợp với quần tây hay chân váy bút chì sẽ là sự lựa chọn an toàn nhất khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn có thể chọn những kiểu trang phục khác thể hiện được cá tính riêng của mình miễn là đảm bảo được yếu tố lịch sự, chuyên nghiệp. Ví dụ nếu bạn đi phỏng vấn cho một công ty về thời trang – nơi cần sự sáng tạo, gu thẩm mỹ và khả năng bắt kịp xu hướng thì một bộ đồ quá formal lại không phải lựa chọn thông minh cho bạn đâu.

Hãy đảm bảo rằng trang phục đi phỏng vấn của bạn sạch sẽ, gọn gàng. Dành 5 – 10 phút ủi áo sơ mi cho thẳng, chải tóc cho gọn gàng, xịt thêm một chút nước hoa tạo ấn tương nhưng nhớ đừng lạm dụng nhé. Nhà tuyển dụng có thiện cảm với bạn hay không rất có thể là dựa vào ấn tượng ban đầu khi nhìn vào bộ trang phục của bạn đó. Vì nếu đổi lại bạn là nhà tuyển dụng, bạn cũng sẽ không muốn tuyển một người xuề xòa, luộm thuộm vào công ty làm việc đúng không?

  • Chuẩn bị trước và luyện tập trả lời một số câu hỏi thường gặp

Mọi cuộc phỏng vấn đều bắt đầu bằng những câu hỏi giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm làm việc lúc trước. Hãy luyện tập trước nhưng cố gắng đừng học thuộc vì nếu thế khi bạn trả lời nghe sẽ rất cứng nhắc. Hãy cho nhà tuyển dụng những thông tin mới, những cái không được ghi trong CV của bạn để họ biết thêm những điều thú vị về bạn. Màn khởi đầu này cũng là một yếu tố quyết định buổi phỏng vấn sẽ diễn ra thật hào hứng hay vô cùng nhạt nhẽo đó nhé.

Sau khi nắm bắt những thông tin cơ bản về bạn cũng như những kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn mà bạn có, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu chuyển sang những câu hỏi kĩ năng mềm. Nếu bạn có gặp phải những câu hỏi hóc búa thì cũng đừng sợ hay mất bình tĩnh, hãy trả lời thật theo những gì bạn suy nghĩ. Ví dụ như công ty hỏi về điểm yếu của bạn, đừng nói rằng bạn không có điểm yếu nào cả, hãy nêu ra một điểm yếu của bạn và khéo léo biến điều đó thành điểm tốt. Có thể bạn là người thiếu kiên nhẫn nhưng vì bạn muốn hoàn thành công việc đúng giờ và không muốn ảnh hưởng tới thời gian của bất kì ai, vậy là nhược điểm biến thành ưu điểm rồi đúng không?

Trước khi tới ngày phỏng vấn, hãy chăm chỉ luyện tập tại nhà để cho não bộ của bạn hình thành một loại phản xạ khi có câu hỏi bất ngờ. Hãy nhờ người thân hay bạn bè luyện tập cùng, họ sẽ giúp bạn chỉnh sửa câu từ sao cho phù hợp, thái độ thế nào thì nhìn có thiện cảm hơn. Hãy nhớ tự rút kinh nghiệm cho bản thân, điều chỉnh câu trả lời sao cho ngắn gọn, súc tích nhất, tránh nói lòng vòng, khó hiểu.

  • Hãy chú ý đến những tiểu tiết

Đôi khi, một buổi phỏng vấn bắt đầu ngay từ khi bạn bước chân vào công ty, chứ không phải là lúc bạn ngồi trước mặt nhà tuyển dụng. Vì thế, trong khi ngồi chờ, hãy quan sát xung quanh nhiều nhất có thể để biết được cách mọi người làm việc, văn hóa công ty ra sao, công ty có phong cách đặc trưng gì hay không hoặc luyện tập trả lời để tăng phản xạ cho não thay vì ngồi lướt facebook hay xem điện thoại.

Nụ cười luôn luôn là thứ trang sức đẹp nhất mà bạn có thể khoác lên mình dù ở bất cứ đâu. Một nụ cười không chỉ tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn tự tin và bình tĩnh hơn trong cuộc phỏng vấn.

Trong suốt buổi phỏng vấn, bạn cũng đừng chỉ ngồi im và chờ trả lời câu hỏi. Thỉnh thoảng, hãy chủ động đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng để họ biết bạn thực sự quan tâm tới vị trí này. Kết hợp với những ngôn ngữ cơ thể khi nói sẽ giúp cho cuộc nói chuyện trở nên sinh động và bớt căng thẳng hơn.

  • Những điều cần tránh khi đi phỏng vấn

Một người có kinh nghiệm khi đi phỏng vấn sẽ tuyệt đối không đến muộn. Hãy cho họ thấy rằng bạn là người biết quý trọng thời gian của bản thân và người khác.

Tránh nói xấu công ty hay đồng nghiệp cũ khi phỏng vấn ở chỗ mới. Nếu bạn được hỏi lí do xin nghỉ ở công ty cũ, hãy trả lời theo hướng tích cực rằng bạn muốn thử sức mình ở một lĩnh vực mới hay bạn rất có hứng thú với vị trí ứng tuyển nhưng chưa có cơ hội.

Không đùa cợt hay kể lể quá nhiều trong khi phỏng vấn, hãy nhớ rằng bạn tới đây để xin việc, hãy tập trung vào vấn đề chính.

  • Hãy gửi lời cảm ơn khi buổi phỏng vấn kết thúc

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, dù buổi phỏng vấn đó có kết thúc ra sao, bạn có thể hiện tốt hay không thì cũng đừng quên gửi mail cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong vòng 24 giờ sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Hãy cảm ơn họ vì đã dành thời gian cho bạn cơ hội để được phỏng vấn. Nếu lỡ bạn không được nhận, họ cũng sẽ lưu ý hồ sơ của bạn sau này khi có vị trí phù hợp hơn vì họ biết bạn có thái độ làm việc chuyên nghiệp và chân thành.

Mong rằng bài viết này đã phần nào giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm khi đi phỏng vấn. Chúc bạn thành công trong những buổi phỏng vấn sắp tới!