Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì? Các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay

Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức tổ chức và sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua các năm. Đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước. Cụ thể, mô hình tăng trưởng kinh tế là gì sẽ được phân tích rõ trong phần trình bày sau.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh là Economic Growth. Tăng trưởng kinh tế khi gia tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng thu nhập quốc dân GNP trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được hiểu là sự gia tăng mức sản xuất tạo ra theo thời gian.

Theo đó, mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ là Models of Economic Growth. Một cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế qua các năm theo tốc độ hợp lý.

Phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, mô hình tăng trưởng kinh tế được phân chia thành 2 loại:

– Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: Đặc trưng của việc phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng khối lượng sản xuất qua việc tăng trưởng vốn, nguồn lao động và các tài nguyên thiên nhiên.

Ưu điểm: Phát triển theo chiều rộng là con đường dễ nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm và gia tăng thu nhập…

Nhược điểm: Nền kinh tế trì trệ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch kinh tế chậm, năng suất lao động thấp …

 – Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: Đặc trưng cơ bản của mô hình này là dựa trên sự phát triển của công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng trưởng chất lượng như:

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp, năng suất lao động.

Hoạt động của nền kinh tế hướng vào các ngành, lĩnh vực có giá trị tăng trưởng cao. Trong đó, giảm được chi phí sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, khai thác tiềm năng sẵn có. Thực hiện đồng bộ quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.

Ưu điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu giúp nâng cao chất lượng hiệu quả của nền kinh tế. Đồng thời gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, nâng cao phúc lợi xã hội…

Tăng trưởng kinh tế hướng đến sự chất lượng của việc tăng trưởng. Các mô hình tăng trưởng kinh tế phản ánh qua công cụ xác lập các mối liên hệ, mô tả diễn biến của việc tăng trưởng, các yếu tố chi phối, các chỉ tiêu đo lường mức độ tăng trưởng qua số lượng và chất lượng xuyên suốt quá trình tăng trưởng.

Các mô hình tăng trưởng kinh tế phổ biến

Một số mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay như:

– Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod – Domar: Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế đơn giản nhất, giải thích mối liên hệ giữa sự tăng trưởng với thất nghiệp ở các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển cũng sử dụng rộng rãi mô hình này để xét mối quan hệ giữa sự tăng trưởng với nhu cầu vốn. Theo đó, mô hình này coi đầu ra của bất kì đơn vị kinh tế nào phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư.

– Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow-Swan: Mô hình này giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn qua những nghiên cứu tích lũy vốn, lao động hay tăng trưởng dân số, gia tăng năng xuất.

– Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ: Tiến bộ công nghệ đóng vai trò quan trọng và nhờ đó mà nền kinh tế của nhiều quốc gia mới phát triển nhanh. Nếu không có tiến bộ công nghệ thì năng suất kinh tế giảm dần.

– Các mô hình tăng trưởng nội sinh: Yếu tố con người, tiến bộ công nghệ được hiểu là yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh bao gồm một số mô hình như: Mô hình học hỏi của Kenneth J.Arrow (1962), mô hình R&D, mô hình AK, mô hình Mankiw-Romer-Weil, mô hình học hay làm (Learning-or-doing model).

Điểm khác biệt của mô hình tăng trưởng kinh tế nội sinh là không có xu hướng của các nước nghèo sẽ đuổi kịp nước giàu về mức thu nhập bình quân, mặc dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm. Điều này là do sự chênh lệch về vốn và quan trọng là yếu tố con người. Mô hình này hướng đến sự thoát nghèo bằng cách tập trung đầu tư vào nguồn lực sẽ có tốc độ tăng trưởng cao.

Bài viết đã chia sẻ mô hình tăng trưởng kinh tế là gì. Thông qua đây, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay.