Tìm việc làm thông qua bố mẹ -Được hay không?

Bất kì ai đã tìm việc làm thành công đều biết rõ rằng lần đầu tiên kiếm việc làm là một thử thách thật sự. Ở trường đại học không hề có lớp học nào gọi là “Cách tìm việc làm giúp bạn hạnh phúc”, và nhiều người khá vất vã trên hành trình của mình trong những năm đầu tiên.

Khi bạn sắp sửa tốt nghiệp, bạn thường vùi đầu vào soạn đơn xin việc trực tuyến, tìm lời khuyên từ tư vấn viên, và hoàn toàn quên mất một nguồn tìm việc làm quý giá mà bạn vốn đã luôn sẵn có. Bạn có nhớ những vị đã nuôi dưỡng bạn?

Cha mẹ của bạn là một nguồn hỗ trợ tuyệt vời cho quá trình kiếm việc làm, là những nhà tư vấn giúp bạn mài giũa điểm mạnh, mở rộng mạng lưới quan hệ, sẵn sàng cho buổi phỏng vấn tìm việc làm và đánh giá những cơ hội nghề nghiệp.

Ghi nhận góp ý của cha mẹ

Cha mẹ của bạn hóa ra lại hiểu rõ bạn hơn hầu hết mọi người khác. Họ là nguồn động lực tuyệt vời giúp bạn nhận thức điểm mạnh và niềm đam mê của bản thân. Và may mắn thay, cha mẹ sẽ luôn ở bên bạn. Trong quá trình kiếm việc làm, họ có thể giúp bạn ngay từ những bước đầu tiên – từ xác định thành phố hay khu vực nào bạn muốn định cư, đến vị trí công việc nào bạn muốn theo đuổi.

Khi bạn phân vân chưa biết tìm việc ở đâu thì bố mẹ gợi ý họ có thể giúp bạn tìm việc.

Thông qua những cuộc bàn bạc, thảo luận cởi mở về từng cơ hội, các bạn trẻ và cha mẹ mình sẽ thu được nhiều điều có lợi. Liệu lựa chọn này có liên quan đến những điều bạn đã học ở trường đại học và đúng nguyện vọng của bạn?

Bạn sẽ có thể cảm thấy thoải mái khi ở bên cha mẹ hơn là khi với nhân viên tư vấn hướng nghiệp. Và điều này sẽ giúp bạn thành thật nhìn nhận cảm nghĩ của bản thân về từng lựa chọn.

Dù vậy, hãy chừa chỗ cho trực giác của riêng bạn lên tiếng. Đôi khi, cha mẹ muốn hướng bạn theo một con đường nào đó. Nhắc nhở bản thân về điều này sẽ giúp bạn cân bằng giữa tận dụng tốt hỗ trợ từ cha mẹ và đưa ra những quyết định độc lập.

Bước vào mạng lưới quan hệ của cha mẹ

Cha mẹ có những mối quan hệ, dù cho không chính thức. Những cộng đồng này có thể là chìa khóa giúp bạn tìm việc làm. Những mối liên hệ của cha mẹ bạn có thể có hoặc không làm việc trong lĩnh vực bạn quan tâm, nhưng họ có thể giúp bạn học hỏi nhiều điều, và cơ hội mở rộng kết nối là vô tận.

Đừng bỏ qua sự trợ giúp của cha mẹ chỉ vì họ không làm việc trong lĩnh vực liên quan đến chuyên môn của bạn.

Mặc dù thật khó mà tin được, nhưng cha mẹ bạn là những người có nhiều mối quan hệ. Có thể một người hàng xóm, thành viên chung câu lạc bộ hoặc bạn bè của cha hoặc mẹ đang đảm nhận công việc mà bạn hằng mơ ước. Vì vậy, hãy nhờ cha mẹ nói với bạn bè hoặc người quen rằng bạn đang tìm kiếm công việc gì, như thế nào. Bạn sẽ không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra.

Mạng lưới quan hệ là cầu nối sinh viên cần để kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Và mạng lưới của cha mẹ bạn là một trong những con đường dễ dàng nhất. Bạn biết cha mẹ mình mong mỏi được giới thiệu những bằng cấp, tất cả năng lực của bạn với mọi người xung quanh thế nào mà!

Sẵn sàng một cách chuyên nghiệp

Nhiều bậc phụ huynh làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỉ, vì vậy, họ có lượng thông tin phong phú về phương pháp tìm việc làm thành công. Hãy trò chuyện với cha mẹ về những khóa học hướng nghiệp, họ có thể giúp bạn phát triển những kĩ năng trong các lĩnh vực cụ thể.

Không trường hợp nào phù hợp với sự hỗ trợ này hơn quá trình phỏng vấn xin việc. Các bạn trẻ thường vô cùng lo lắng vì họ chưa từng dự phỏng vấn trước đó. Bạn cần luyện tập, và nếu cha mẹ bạn có thể giúp thì sẽ là một điểm cộng lớn.

Hãy lên lịch với cha hoặc mẹ về những buổi phỏng vấn bất ngờ. Cách luyện tập này sẽ giúp bạn dễ dàng cảm thấy thoải mái hơn khi gặp gỡ nhà tuyển dụng. Và hãy hỏi cha mẹ về những bí quyết hữu ích để ghi điểm.

Đánh giá cơ hội nghề nghiệp

Khi đánh giá giữa các cơ hội nghề nghiệp, thật khó để biết cần phải bắt đầu từ đâu. Bạn hẳn sẽ không biết sự khác biệt giữa những chính sách bảo hiểm hoặc hiểu rõ về số ngày nghỉ mà bạn nên được hưởng.

Tra cứu trực tuyến có thể rất có ích, nhưng nếu cha mẹ bạn có kinh nghiệm trong việc này, thì họ có thể tư vấn cho bạn. Bạn có thể sẽ bị quá tải khi phải tự đánh giá cơ hội việc làm đầu tiên mình có, vì bạn không biết chắc đâu là những tiêu chuẩn cơ bản. Vì vậy lời khuyên là hãy trò chuyện với cha mẹ của mình.

Hơn cả việc giúp bạn đánh giá một cơ hội, họ có thể cho bạn kiến thức tổng quát về những đề nghị nào bạn có thể tin cậy. Hãy cùng cha mẹ hoạch định trước một ngân sách từ phần lương tương lai của bạn để đảm bảo bạn có thể chi trả đủ cho sinh hoạt phí hàng ngày, có khoảng tiết kiệm và kế hoạch cho khi về hưu.

Bước chân vào thế giới mới, bạn là người làm chủ, nhưng hãy tận dụng nguồn tri thức và kinh nghiệm của cha mẹ. Cha mẹ bạn sẽ cho bạn vô vàn lời khuyên dù bạn không hề hỏi, vậy thì tại sao không tận dụng sự giúp đỡ từ cha mẹ mình để bước đầu xây dựng sự nghiệp.

Bí quyết để xin thực tập tại công ty

Là một sinh viên vừa tốt nghiệp chắc bạn luôn đặt ra những câu hỏi như là:

Đợt thực tập có thể giúp ích như thế nào trong sự nghiệp tìm việc làm của bạn? Và đâu là cách tốt nhất để xin thực tập? Đợt thực tập là bước đầu tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bạn trong tương lại.

Đối với sinh viên còn đi học, thực tập là những giờ học bổ sung kiến thức và trong vài trường hợp, còn là cách tích lũy tín chỉ.

Với sinh viên mới tốt nghiệp và những cá nhân dự định chuyển hướng nghề nghiệp, đợt thực tập là cách để thử sức với một công việc mới mà không cần phải thực hiện bất kì cam kết lâu dài nào.

Đợt thực tập cho phép bạn kiểm tra năng lực của bản thân trong những công việc thực tiễn, để tích lũy kinh nghiệm thực tế và quyết định chọn hoặc bỏ một vị trí công việc cụ thể.

         Tìm danh sách thực tập

Nếu bạn đang là sinh viên hoặc vừa mới tốt nghiệp, thì văn phòng tư vấn hướng nghiệp hoặc chương trình thực tập tại trường đại học là một nguồn tuyệt vời để liệt kê các địa chỉ thực tập. Hãy ghé vào những văn phòng này hoặc truy cập trang web riêng của họ để tìm hiểu. Văn phòng có thể hướng dẫn bạn những địa chỉ thực tập có nhu cầu tìm cụ thể sinh viên của trường, bao gồm những doanh nghiệp có liên kết với cựu sinh viên, phụ huynh và đối tác của trường.

Bạn có thể tra tìm việc làm thực tập trên Google. Hãy dùng từ khóa “thực tập” và địa điểm bạn muốn làm.

Bạn cũng có thể xem danh sách thực tập tại trang web riêng của các công ty hoặc những trang web tìm việc làm uy tín.

         Sinh viên xin thực tập

Tìm những danh sách được nhà tuyển dụng liệt kê không phải là cách duy nhất để kiếm việc làm thực tập. Theo một khảo sát với câu hỏi “Nếu bạn từng có một đợt thực tập trong kì nghỉ hè, bạn đã xin thực tập thành công bằng cách nào?”, phần đông sinh viên đáp rằng bằng mạng lưới quan hệ. Sau đây là thống kê chi tiết:

– Người quen trong gia đình – chiếm 43%.

– Tôi tự tìm trên Internet – 31%.

– Trung tâm hướng nghiệp của trường – 21%.

– Từ hoạt động ngoại khóa – 5%.

Phần lớn sinh viên trả lời khảo sát nói rằng mạng lưới quan hệ là yếu tố quan trọng nhất khi kiếm việc làm thực tập, với:

– Mạng lưới quan hệ – chiếm 91%.

– Bảng điểm – 9%.

         Tận dụng mạng lưới quan hệ

Bạn cần tìm một sự giúp đỡ từ người quen? Hãy nói chuyện với giáo viên, gia đình, cấp trên cũ, huấn luyện viên, bạn bè, phụ huynh của bạn bè – bất kì ai mà bạn có thể nghĩ đến, và hãy xin thông tin liên lạc với những người khác trong khu vực đang làm việc trong lĩnh vực bạn quan tâm. Hãy hỏi văn phòng cựu sinh viên và hướng nghiệp về mạng lưới cựu sinh viên hoặc tình nguyện viên, cũng như những sự kiện xây dựng mạng lưới quan hệ.

Hãy hẹn gặp hoặc gửi thư điện tử hoặc gọi điện để tìm hiểu thông tin sự nghiệp và lời khuyên tìm việc làm thực tập từ các website tuyển dụng việc làm lớn.

         Thực tập dành cho sinh viên đã tốt nghiệp

Nếu bạn đã tốt nghiệp, đang tìm kiếm kinh nghiệm làm việc hoặc có dự định chuyển công việc, thì hãy xem xét đợt thực tập như cách để tìm hiểu sâu vào một lĩnh vực sự nghiệp mới.

Bạn sẽ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm và quyết định xem đây có phải công việc bạn thật sự muốn làm. Hãy lên kế hoạch tìm vị trí thực tập như thể bạn đang tìm việc làm, nhưng hãy lưu ý rằng bạn đang quan tâm đến một kì thực tập, chứ không phải một công việc lâu dài.

Tra cứu với những từ khóa như “thực tập sinh”, “kì thực tập” hoặc “thực tập sau đại học” cũng là một cách hiệu quả.

Hãy kiểm tra văn phòng cựu sinh viên và tư vấn hướng nghiệp xem họ có cung cấp danh sách việc làm và thực tập cho sinh viên đã tốt nghiệp. Nếu thuận lợi, bạn thậm chí có thể chuyển từ thực tập sinh sau đại học thành nhân viên chính thức toàn thời gian.

         Thông tin ngoài lề

Và giờ đến những thông tin ngoài lề. Thực tập có lương và không lương. Quan trọng là phải kiểm tra với công ty xem liệu bạn sẽ có lương, một khoản phụ cấp hoặc không gì cả, trước khi quyết định nhận việc hay không.

Tích lũy tín chỉ cũng là một khả năng có thể đạt được trong kì thực tập. Tuy nhiên, phải cần trường đại học đồng ý cơ sở thực tập đó có thể chấm điểm tín chỉ, và bạn có thể cần chi phí hỗ trợ thực tập từ khoa. Đồng thời, cũng phải có hướng dẫn thực tập giám sát và chấm điểm thực tập. Trong nhiều trường hợp, ở trường có ra hạn chót nộp điểm thực tập, nên hãy kiểm tra thời hạn khoa đưa ra với nơi tiếp nhận thực tập trước khi bắt đầu.

Hoàn toàn hợp lí khi xác định rõ những mục tiêu bạn cần đạt được, cũng như những gì bạn mong nhận lại từ nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu đợt thực tập. Hãy thảo luận về các nội dung chi tiết và cả vấn đề ngoài lề trước để chắc chắn kì thực tập sẽ là kinh nghiệm tích cực cho cả bạn và doanh nghiệp. Hãy điều tra về những chương trình đào tạo mà bạn sẽ nhận và hãy đề nghị trò chuyện với bất kì thực tập sinh hiện tại hoặc trước đây để tìm hiểu liệu họ có được lợi gì từ đợt thực tập không.

         Khám phá lựa chọn sự nghiệp

Đừng dừng lại chỉ với một đợt thực tập. Nếu lịch trình cho phép, thì hãy tận dụng các kì thực tập để khám phá vô số cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Dành thời gian làm việc nghiêm túc trong các tổ chức mà không phải thực hiện cam kết toàn thời gian nào sẽ giúp bạn thử sức với nhiều vị trí đa dạng.

Buổi Trao Đổi Thông Tin Thúc Đẩy Sự Nghiệp Của Bạn Như Thế Nào

Nếu biết tận dụng khéo léo, thì buổi trao đổi thông tin sẽ là một trong những nguồn thông tin tìm việc làm giá trị nhất.

Bên cạnh cuộc trò chuyện xoay quanh những nội dung được đăng đầy trên trang web của công ty, đây còn là cơ hội để có được những cái nhìn linh hoạt khác bên trong doanh nghiệp.

         Buổi trao đổi trước phỏng vấn là gì?

Buổi gặp mặt này nhằm thu thập thông tin về công việc, lĩnh vực nghề nghiệp, doanh nghiệp hoặc công ty. Nhưng đây không phải buổi phỏng vấn tìm việc làm. Thay vào đó, đây là cơ hội để trò chuyện với người làm trong lĩnh vực bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin.

Qua buổi trao đổi thông tin, bạn có thể biết cụ thể loại hình công việc, con đường sự nghiệp hoặc những thông tin chi tiết về công ty, doanh nghiệp. Qua cuộc nói chuyện, bạn có thể khám phá công việc của đối phương là như thế nào, họ làm gì, những trọng trách nào họ đảm nhận và sẽ như thế nào khi làm công việc của họ trong công ty này.

Tìm người để trò chuyện

Mạng lưới quan hệ của bạn có thể có ích. Bạn có thể hỏi bạn bè, gia đình và người quen xem liệu họ có biết ai làm việc trong lĩnh vực bạn muốn tìm hiểu và nhờ giúp liên lạc. Nếu bạn có một công ty cụ thể muốn vào làm, thì hãy thử chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng qua các trang web tìm việc làm uy tín và hẹn một buổi trao đổi thông tin. Bạn cũng có thể duy trì liên lạc với những người đã làm quen trong các sự kiện xây dựng mạng lưới hoặc hội chợ việc làm.

Lợi ích của buổi trao đổi thông tin

Buổi trao đổi thông tin giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm đầu tiên và để lại ấn tượng với đối phương bằng những câu hỏi do bạn chủ động đặt ra.

Trò chuyện mà không bị căng thẳng

Buổi trao đổi thông tin ít căng thẳng đối với cả bạn và nhà tuyển dụng hơn là buổi phỏng vấn tìm việc làm thông thường. Và bạn là người làm chủ. Bạn có thể thảo luận về công việc hằng ngày và liên kết với những mối quan tâm, cảm nghĩ của riêng bạn. Ngoài lợi ích thu thập thông tin nghề nghiệp có giá trị, buổi trao đổi thông tin cho bạn cơ hội củng cố sự tự tin và cải thiện năng lực ứng phó với buổi phỏng vấn việc làm.

Thông tin nội bộ

Vì cuộc trò chuyện này không tập trung vào công việc, nên bạn có thể thẳng thắn một chút. Bạn hoàn toàn có thể hỏi về những đề tài được xem là cấm kị trong buổi phỏng vấn chính thức (lương bổng, quyền lợi, thời gian làm việc). Đối phương có thể chia sẻ những khía cạnh tiêu cực, cũng như tích cực về doanh nghiệp. Bạn cũng có thể nhận lời khuyên, bí quyết để có một bộ đơn xin việc xuất sắc hơn. Ví dụ như, nếu người bạn trò chuyện cùng thường xuyên sử dụng những từ, cụm từ thông dụng cụ thể nào đó, thì bạn có thể bổ sung chúng vào đơn xin việc của mình.

Xây dựng quan hệ

Một phần chính trong công cuộc kiếm việc làm thành công là những người bạn quen biết. Mạng lưới quan hệ của bạn có thể biết về những công việc không được đăng tin tuyển dụng hoặc do bạn bè giới thiệu.

Qua buổi trao đổi thông tin, bạn đang mở rộng mạng lưới của mình.

 Cách tổ chức buổi trao đổi thông tin

Bạn nên xem buổi gặp mặt này như một cuộc hẹn làm ăn và chú ý tác phong thật chuyên nghiệp.

Nếu bạn xác định trước rõ ràng mục tiêu mình cần đạt được qua buổi gặp mặt, thì bạn nhiều khả năng sẽ tìm được người hữu ích và nhiệt tình.

Hãy nhớ thời gian hẹn và có mặt đúng giờ. Bạn không nên ăn mặc quá giản dị hoặc quá lòe loẹt. Trang phục công sở thông thường là phù hợp. Hãy đảm bảo bạn biết tên người mình sẽ gặp và chức danh của họ. Hãy nghiên cứu một chút về đối phương và công ty.

Chuẩn bị các câu hỏi và sẵn sàng dẫn dắt cuộc trò chuyện. Hãy chú ý đến thời gian của đối phương. Thực hiện buổi trò chuyện ngắn gọn (khoảng từ 15 đến 30 phút), trừ khi hai bên đã thống nhất từ trước khung giờ nào đó khác. Và hãy lưu ý rằng đối phương vẫn có thể hỏi bạn vài điều. Hãy sẵn sàng để thể hiện tốt bản thân.

Những câu hỏi có thể dùng

Vì có rất nhiều điều bạn có thể hỏi trong buổi trao đổi thông tin, nên thỉnh thoảng hãy ghi chú lại trong lúc trò chuyện. Nếu chỉ vài ghi chú chút ít thì vẫn ổn, miễn là người trò chuyện đồng ý và việc ghi chú của bạn không làm gián đoạn cuộc thoại.

Trong buổi trò chuyện, hãy cố gắng hỏi những điều bạn không thể tra cứu trên mạng. Bạn có thể hỏi về quá trình kiếm việc làm của đối phương, cách họ mô tả công việc hằng ngày của mình, và những bí quyết họ có thể chia sẻ với người có hứng thú với công việc của họ là bạn.

Sau buổi trao đổi thông tin, hãy lập tóm tắt ý chính về những chủ đề và thông tin bạn khám phá được. Việc này chỉ mất vài phút và sẽ giúp bạn nhớ những thông tin quan trọng đã thảo luận.

 Gửi tin nhắn cảm ơn sau buổi trao đổi thông tin

Hãy viết tin nhắn cảm ơn gửi đến người đã trò chuyện cùng bạn. Thông báo lại với họ nếu bạn có thực hiện theo đề xuất nào của họ. Nếu chưa, bạn cũng có thể kết nối với họ trên các trang web tìm việc làm uy tín.

Bằng cách xây dựng mối quan hệ vững chắc với những người trong lĩnh vực, bạn đang tạo nhiều khả năng để họ sẽ hỗ trợ bạn trong công cuộc kiếm việc làm khi bạn sẵn sàng.

Tìm Việc Làm Trong Kì Nghỉ

Sẽ rất là khó khăn cho sinh viên tìm việc làm khi học kì vẫn chưa kết thúc. Dù sao thì họ rất bận rộn với những giờ học chuyên ngành, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, thực tập và các mối quan hệ xã hội.

Thêm nữa, với sinh viên muốn kiếm việc làm tại những nơi xa chổ ở thì việc đi lại thật sự rất khó khăn.

Do đó, kì nghỉ có thể là thời điểm lí tưởng để xúc tiến tìm việc làm. Sinh viên không bận rộn đến lớp trong thời gian này, nên họ có cơ hội thực hiện những bước cần thiết để tìm một công việc ngắn hạn.

Vậy, sinh viên (thường là với sự giúp đỡ của gia đình) có thể làm gì để nắm bắt cơ hội này? Sau đây là 10 bí quyết kiếm việc làm thành công trong kì nghỉ.

1. Xác định địa điểm bạn muốn làm

Sẽ rất thú vị khi nghĩ đến nơi bạn muốn tận hưởng mùa hè hoặc bắt đầu sự nghiệp. Một khi bạn có địa điểm ưng ý, hãy chuẩn bị hồ sơ và nộp CV ngay.

Nếu nơi làm việc xa trường, thì hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có thể sắp xếp để dự phỏng vấn, thậm chí cuộc họp không chính thức (nếu họ chưa mời bạn vào buổi phỏng vấn chính thức). Cách này sẽ đặc biệt quan trọng để nhà tuyển dụng biết được bạn là người sẵn sàng làm việc dù ở xa công ty

2. Tìm công ty bạn muốn vào làm

Vì nhiều công việc ít xuất hiện trên trang tin, điều quan trọng là hãy tìm những công ty cùng lĩnh vực và nổi tiếng nhất. Mặc dù họ không đăng tin nhưng bạn có thể thử viết một email thể hiện nguyện vọng được làm việc.

3. Liên lạc với nhà tuyển dụng

Một khi bạn tìm thấy công ty mình quan tâm, hãy gửi họ một lá thư thăm dò kèm CV

Đị đến nơi bạn muốn ứng tuyển cũng là một ý kiến hay. Nếu bạn đang sống ở Biên Hòa nhưng muốn tìm việc tại Sài gòn. Hãy xem thử có người thân hoặc bạn bè nào sống ở khu vực đó có thể cho bạn ở nhờ vài ngày để bạn đến ở trước ngày phỏng vấn.

4. Xây dựng mạng lưới sự nghiệp

Kì nghỉ là thời điểm lí tưởng để kết nối với những người trong khu vực, lĩnh vực và tổ chức bạn quan tâm. Hãy tận dụng những buổi hẹn gặp trao đổi thông tin để hỏi họ lời khuyên, thông tin cho công cuộc kiếm việc làm của bạn, cũng như giới thiệu về công việc và các đợt thực tập.

5. Sử dụng mạng lưới quan hệ

Hãy hỏi văn phòng cựu sinh viên và phòng đào tạo những công ty mà họ có thể giới thiệu đúng chuyên ngành của bạn. Cha mẹ cũng có thể giúp lập danh sách các mối liên lạc trong gia đình giúp bạn.

Hãy gửi một lá thư tay truyền thống hoặc thư điện tử đến những người này và cho họ biết về kế hoạch của bạn kèm đề nghị cung cấp thông tin liên lạc và giới thiệu với những người trong mạng lưới khác.

Nếu bạn viết thư cho người nhà, thì hãy gửi cùng một bức ảnh gần đây của bạn – những người lớn tuổi thường thích xem bạn đã trưởng thành như thế nào.

6. Tham dự những buổi họp mặt gia đình

Hãy tận dụng những buổi gia đình quây quần vào các ngày lễ để kể về tình hình của bạn và hỏi xin lời khuyên, sự giới thiệu. Bạn sẽ bất ngờ trước sự giúp đỡ hữu ích của những mạng lưới này trong công cuộc tìm việc làm của mình.

7. Sắp xếp buổi học việc

Nếu bạn tìm được người sẵn lòng giúp đỡ mình, thì hãy thử hỏi họ xem bạn có thể theo họ hoặc đồng nghiệp của họ để học việc trong kì nghỉ của bạn. Kinh nghiệm học việc sẽ cung cấp cho bạn kĩ năng chuyên môn cụ thể trong công việc và cơ hội gặp gỡ, tạo ấn tượng tốt với nhiều người trong tổ chức.

8. Đến các hội chợ việc làm

Hãy kiểm tra xem có hội chợ việc làm nào tổ chức trong khu vực bạn sinh sống và hãy tham dự nếu có thể. Hãy hỏi văn phòng hướng nghiệp ở trường về những thông tin này.

9. Sử dụng mạng xã hội

Hãy tận dụng kì nghỉ để tạo tài khoản hoặc cập nhật thông tin trong hồ sơ của bạn trên các trang web tìm việc làm uy tín. Hãy tra cứu và tham gia vào các nhóm mạng lưới của trường để nhờ hỗ trợ. Tìm cả các nhóm của doanh nghiệp bạn quan tâm và đăng kí làm thành viên nếu có. Liên lạc với những người trong các nhóm này và hỏi liệu bạn có thể hẹn gặp họ để tìm hiểu thêm về công việc, lĩnh vực của họ.

10. Nhắm đến những nhà tuyển dụng tại trường

Hãy xác định các nhà tuyển dụng nào sẽ đến trường bạn để tuyển dụng trong đợt nghỉ sắp tới, sau đó hãy soạn đơn xin việc, cập nhật CV sẵn sàng trước khi họ đến. Chuyên viên trong văn phòng hướng nghiệp ở trường thường có mặt để giúp bạn kiểm tra đơn xin việc và CV.

Nếu bạn dành ra vài giờ đồng hồ mỗi ngày trong suốt kì nghỉ để thực hiện các hoạt động trên, bạn vẫn sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, đồng thời sẽ không bị áp lực kiếm việc làm mỗi đợt nghỉ đến.

https://www.thebalancecareers.com/how-to-job-search-during-semester-break-2059847

8 Kỹ Năng Viết Thư Xin Việc Thành Công Khi Xin Việc Lễ Tân

Lễ tân với mức lương cao đang được rất nhiều nhà hàng khách sạn lớn săn đuổi. Nếu có kinh nghiệm và thái độ chuyên nguyện. Bạn hoàn toàn có thể gia nhập các tập đoàn nhà hàng, khách sạn muốn mở rộng đội ngũ nhân sự của họ.

Mặc dù nghề lễ tân đang được tuyển dụng nhiều nhưng bạn vẫn sẽ cần một hồ sơ xin việc xuất sắc để đạt được vị trí bạn muốn nhất. Hãy chắc chắn rằng làm nổi bật tám kỹ năng sau đây trong sơ yếu lý lịch tiếp tân của bạn.

Kỹ năng lắng nghe

Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên tập trung vào các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản của bạn, cùng với khả năng lắng nghe sắc bén của bạn. Phát huy thành công các kỹ năng về chăm sóc khách hàng trong sơ yếu lý lịch xin việc của bạn.

Làm nhiều việc một lúc

Làm nhiều công việc cùng một lúc là tính chất của một vị trí nhân viên lễ tân. Ví dụ như nghe và nối máy điện thoại liên tục; tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, du khách và nhân viên; và các nhiệm vụ văn thư khác.

Tuy làm nhiều việc nhưng bạn phải chắc chắn xử lý một cách bình tĩnh và hiệu quả.

Ưu tiên

Nhân viên lễ tân thường được giao nhiệm vụ giải quyết hàng tá nhiệm vụ cùng một lúc, với nhiều yêu cầu được đưa ra ngay lập tức, đòi hỏi bạn phải hết sức nhanh nhẹn và khéo léo.

Hãy thể hiện thật chi tiết cách bạn ưu tiên nhiều dự án và yêu cầu như thế nào. Điều cuối cùng mà một nhà tuyển dụng không hy vọng nhất là một nhân viên tiếp tân dễ “hoảng loạn”

Tổ chức

Một sơ yếu lý lịch tìm việc làm tiếp tân xuất sắc cho thấy rằng bạn có kỹ năng tổ chức trong mọi nhiệm vụ hoặc dự án bạn đảm nhận. Một nhân viên tiếp tân tuyệt vời có thể sẽ biết cách tìm thấy các tập tin và số điện thoại tại một thời điểm và duy trì khu vực làm việc gọn gàng.

Trong sơ yếu lý lịch lễ tân của bạn, hãy nhấn mạnh một hệ thống lưu trữ bạn đã triển khai hoặc cách bạn thường sắp xếp các địa chỉ liên lạc để bạn luôn có sẵn chúng trong tầm tay.

Kỹ năng kỹ thuật

Sơ yếu lý lịch lễ tân của bạn nên bao gồm kinh nghiệm của bạn như là sử dụng hệ thống điện thoại, máy photocopy và máy in. Kỹ năng soạn và lưu trữ văn bản là bắt buộc, trong khi việc làm quen với Excel, vận hành trên máy tính để bàn hoặc phần mềm dành riêng cho công việc có thể mang lại cho bạn lợi thế.

Hãy chắc chắn làm nổi bật lên những “kỹ năng” này trong hồ sơ kiếm việc làm của bạn.

Kỹ năng giao tiếp

Là một nhân viên tiếp tân, bạn là bộ mặt của khách sạn. Nhiệm vụ của bạn bao gồm bảo vệ danh tiếng của chính bạn và của công ty. Lưu ý khả năng của bạn để duy trì mối quan hệ tốt với tất cả nhân viên mọi cấp bậc của công ty, bao gồm cả giám đốc điều hành.

Sáng tạo ​​và khả năng giải quyết vấn đề

Trong một khảo sát gần đây, các chuyên gia hành chính đã lưu ý cách họ đang đảm nhận vô số nhiệm vụ ngoài vai trò thông thường, bao gồm lập kế hoạch sự kiện và kiểm soát chi phí.

Trong cùng một khảo sát, hầu hết các nhà quản lý được phỏng vấn nói rằng muốn nhân viên mới hỗ trợ để thực hiện thêm các nhiệm vụ quan trọng khác, bao gồm giúp các công ty quản lý hồ sơ truyền thông xã hội của họ và sàng lọc hồ sơ các ứng viên tìm việc làm khác.

Chứng minh mức độ cần thiết của bạn đối với các nhà quản lý trước đây bằng cách nêu lên một số vấn đề mà bạn đã giải quyết khéo léo thành công trong các công ty cũ.

Độ tin cậy

Bởi vì nhân viên tiếp tân giao tiếp với gần như mọi khách hàng và nhân viên – dù là trực tiếp hay trên điện thoại – họ cần phải rất đáng tin cậy.

Mặc dù một số trong những kỹ năng này có vẻ như được cung cấp, nhưng điều cần thiết là tạo chúng thành những “điểm sáng” trong sơ yếu lý lịch lễ tân của bạn. Có được một trong tám bí quyết trên có thể mang lại cho bạn lợi thế trong quá trình tuyển dụng.

Hãy dành thời gian để tạo hồ sơ xin việc “độc đáo”, kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm đều mất một thời gian mới có được, nhưng thời gian đó đáng để chúng ta đầu tư.

Kỹ năng không chỉ giúp bạn được công điểm trong CV mà còn tạo cho chúng ta rất nhiều lựa chọn công việc khác.

Bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn nhiều trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn khi bạn được gọi để phỏng vấn kiếm việc làm. Hãy thực sự nghiêm túc suy nghĩ về những gì kỹ năng bạn có và phát triển thành điểm mạnh trong cuộc phỏng vấn.

Những Kinh Nghiệm Giúp Bạn Có Thể Tìm Được Công Việc Tốt

Để được thành tựu mỹ mãn bạn cần phải có thời gian dài phấn đấu làm việc. Nhưng đối với tìm việc làm, bạn cần phải làm ngay đừng để mất thời gian chờ đợi.

Cho dù bạn muốn thoát khỏi công ty cũ, hay bạn đã thất nghiệp quá lâu và bắt đầu cảm thấy gánh nặng về tài chính thì bài viết này sẽ đem lại những lời khuyên có ích cho bạn.

Tìm việc làm thường là cả một quá trình, nhưng, bạn có thể thay đổi công việc trong tích tắc.

Và bạn cần phải ghi nhớ một số điều sau: Đối với người tìm việc hiêu quả thì họ nên linh hoạt trong quá trình kiếm việc làm và hiểu được công việc họ mong muốn là gì với tâm trạng thoải mái, không ngại khó.

Thường xuyên cập nhật mọi thứ

Có thể bạn đang trong tình trạng khủng hoảng khi thất nghiệp và không biết làm gì. Nhưng đây chính là thời điểm quan trọng để bạn có thể ứng tuyển vào mọi vị trí mà bạn mong muốn một cách tốt nhất.

Trước khi bạn bắt đầu săn việc, hãy cập nhật tất cả sơ yếu lý lịch và hồ sơ của bạn. Hãy chắc chắn bao gồm các kỹ năng bạn có cũng như quá trình làm việc của bạn. Dành thời gian để nghiên cứu thị trường việc làm và các vị trí dành cho ứng viên có trình độ chuyên môn giống bạn.

Đặc biệt là nếu bạn đang tìm kiếm một cái gì đó mới, thách thức hơn hoặc điều gì đó bạn chưa từng làm, bạn cần phải sửa lại sơ yếu lý lịch và thư xin việc.

Hãy tập trung vào những kinh nghiệm bạn đã có và xoay quanh nó để có được công việc bạn mong muốn. Ví dụ: Kỹ năng SEO, kỹ năng Sale, lên kế hoạch Proposal.

Hiểu được những gì bạn muốn

Thật sự rất khó nếu bạn không biết được bạn đang nghĩ gì và muốn gì cho công việc tiếp theo của bạn. Vì vậy, trước khi bạn đi quá xa vào công việc, hãy đảm bảo lùi lại một bước và thực sự nghĩ về những gì bạn đang tìm kiếm.

Viết ra danh sách những gì bạn mong muốn và công việc lý tưởng dành cho bạn. Chẳng hạn như, tiêu đề, tiền bạc, thăng chức, công việc, văn hóa công ty, vị trí địa lý, v.v. Đó là cách dễ dàng để bạn có thể tiếp cận được mục tiêu công việc của bạn.

Chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn sắp tới

Một khi bạn biết những gì bạn muốn, đó là thời gian để tìm hiểu các công ty bạn đang ứng tuyển cần gì. Tìm hiểu trước về một công ty là một cách tuyệt vời để cảm nhận về văn hóa công ty của họ, tìm ra những câu hỏi họ thường hỏi trong các cuộc phỏng vấn và tìm hiểu mức lương bạn mong đợi. Khi bạn đã tìm hiểu xong và cảm thấy thích thú, hãy ứng tuyển ngay.

Bạn càng nỗ lực cho công việc, bạn càng có nhiều cơ hội được chọn cho một cuộc phỏng vấn và để nhận được lời mời làm việc nhanh chóng.

Hãy tìm một công việc

Nếu bạn muốn kiếm việc làm mới nhanh chóng, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu và ứng tuyển.

Nếu bạn là người thất nghiệp, hãy coi việc kiếm việc làm là một công việc và dành thời gian làm việc của bạn cho việc này.

Nếu bạn có việc làm, nhưng muốn phát triển cao hơn, hãy dành nhiều thời gian nhất có thể để săn việc mà không gây ảnh hưởng cho vị trí hiện tại của bạn.

Hãy xem xét một công việc tạm thời

Nếu công việc không tốt đẹp như những gì bạn mong muốn, hãy tạm chấp nhận công việc hiện tại của bạn.

Đó là bước quan trọng để xác định những gì bạn sẵn sàng hy sinh để có được công việc mới nhanh chóng. Ví dụ: nếu lý do của bạn là tài chính và bạn cần kiếm tiền ngay lập tức, hãy làm mọi việc bạn có thể làm để kiếm tiền nhanh chóng.

Mặt khác, bạn cũng có thể làm việc với một cơ quan nhân sự để tìm công việc làm nhân viên tạm thời hoặc một agency việc làm về lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm.

Luôn luôn thể hiện thái độ lạc quan

Bạn có thể đang buồn chán khi phải đi kiếm việc làm mới, nhưng các nhà tuyển dụng không cần phải biết điều đó. Nếu họ nhìn thấy bạn là một người bi quan, bạn có thể bị trả lương thấp hoặc thậm chí mất cơ hội tìm được việc làm mới.

Không nên thể hiện thái độ tuyệt vọng của bạn ra bên ngoài. Hãy mạnh mẽ, lạc quan chấp nhận những gì bạn đang có và cố gắng cho những mục tiêu tiếp theo.