Là một sinh viên vừa tốt nghiệp chắc bạn luôn đặt ra những câu hỏi như là:
Đợt thực tập có thể giúp ích như thế nào trong sự nghiệp tìm việc làm của bạn? Và đâu là cách tốt nhất để xin thực tập? Đợt thực tập là bước đầu tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bạn trong tương lại.
Đối với sinh viên còn đi học, thực tập là những giờ học bổ sung kiến thức và trong vài trường hợp, còn là cách tích lũy tín chỉ.
Với sinh viên mới tốt nghiệp và những cá nhân dự định chuyển hướng nghề nghiệp, đợt thực tập là cách để thử sức với một công việc mới mà không cần phải thực hiện bất kì cam kết lâu dài nào.
Đợt thực tập cho phép bạn kiểm tra năng lực của bản thân trong những công việc thực tiễn, để tích lũy kinh nghiệm thực tế và quyết định chọn hoặc bỏ một vị trí công việc cụ thể.
Tìm danh sách thực tập
Nếu bạn đang là sinh viên hoặc vừa mới tốt nghiệp, thì văn phòng tư vấn hướng nghiệp hoặc chương trình thực tập tại trường đại học là một nguồn tuyệt vời để liệt kê các địa chỉ thực tập. Hãy ghé vào những văn phòng này hoặc truy cập trang web riêng của họ để tìm hiểu. Văn phòng có thể hướng dẫn bạn những địa chỉ thực tập có nhu cầu tìm cụ thể sinh viên của trường, bao gồm những doanh nghiệp có liên kết với cựu sinh viên, phụ huynh và đối tác của trường.
Bạn có thể tra tìm việc làm thực tập trên Google. Hãy dùng từ khóa “thực tập” và địa điểm bạn muốn làm.
Bạn cũng có thể xem danh sách thực tập tại trang web riêng của các công ty hoặc những trang web tìm việc làm uy tín.
Sinh viên xin thực tập
Tìm những danh sách được nhà tuyển dụng liệt kê không phải là cách duy nhất để kiếm việc làm thực tập. Theo một khảo sát với câu hỏi “Nếu bạn từng có một đợt thực tập trong kì nghỉ hè, bạn đã xin thực tập thành công bằng cách nào?”, phần đông sinh viên đáp rằng bằng mạng lưới quan hệ. Sau đây là thống kê chi tiết:
– Người quen trong gia đình – chiếm 43%.
– Tôi tự tìm trên Internet – 31%.
– Trung tâm hướng nghiệp của trường – 21%.
– Từ hoạt động ngoại khóa – 5%.
Phần lớn sinh viên trả lời khảo sát nói rằng mạng lưới quan hệ là yếu tố quan trọng nhất khi kiếm việc làm thực tập, với:
– Mạng lưới quan hệ – chiếm 91%.
– Bảng điểm – 9%.
Tận dụng mạng lưới quan hệ
Bạn cần tìm một sự giúp đỡ từ người quen? Hãy nói chuyện với giáo viên, gia đình, cấp trên cũ, huấn luyện viên, bạn bè, phụ huynh của bạn bè – bất kì ai mà bạn có thể nghĩ đến, và hãy xin thông tin liên lạc với những người khác trong khu vực đang làm việc trong lĩnh vực bạn quan tâm. Hãy hỏi văn phòng cựu sinh viên và hướng nghiệp về mạng lưới cựu sinh viên hoặc tình nguyện viên, cũng như những sự kiện xây dựng mạng lưới quan hệ.
Hãy hẹn gặp hoặc gửi thư điện tử hoặc gọi điện để tìm hiểu thông tin sự nghiệp và lời khuyên tìm việc làm thực tập từ các website tuyển dụng việc làm lớn.
Thực tập dành cho sinh viên đã tốt nghiệp
Nếu bạn đã tốt nghiệp, đang tìm kiếm kinh nghiệm làm việc hoặc có dự định chuyển công việc, thì hãy xem xét đợt thực tập như cách để tìm hiểu sâu vào một lĩnh vực sự nghiệp mới.
Bạn sẽ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm và quyết định xem đây có phải công việc bạn thật sự muốn làm. Hãy lên kế hoạch tìm vị trí thực tập như thể bạn đang tìm việc làm, nhưng hãy lưu ý rằng bạn đang quan tâm đến một kì thực tập, chứ không phải một công việc lâu dài.
Tra cứu với những từ khóa như “thực tập sinh”, “kì thực tập” hoặc “thực tập sau đại học” cũng là một cách hiệu quả.
Hãy kiểm tra văn phòng cựu sinh viên và tư vấn hướng nghiệp xem họ có cung cấp danh sách việc làm và thực tập cho sinh viên đã tốt nghiệp. Nếu thuận lợi, bạn thậm chí có thể chuyển từ thực tập sinh sau đại học thành nhân viên chính thức toàn thời gian.
Thông tin ngoài lề
Và giờ đến những thông tin ngoài lề. Thực tập có lương và không lương. Quan trọng là phải kiểm tra với công ty xem liệu bạn sẽ có lương, một khoản phụ cấp hoặc không gì cả, trước khi quyết định nhận việc hay không.
Tích lũy tín chỉ cũng là một khả năng có thể đạt được trong kì thực tập. Tuy nhiên, phải cần trường đại học đồng ý cơ sở thực tập đó có thể chấm điểm tín chỉ, và bạn có thể cần chi phí hỗ trợ thực tập từ khoa. Đồng thời, cũng phải có hướng dẫn thực tập giám sát và chấm điểm thực tập. Trong nhiều trường hợp, ở trường có ra hạn chót nộp điểm thực tập, nên hãy kiểm tra thời hạn khoa đưa ra với nơi tiếp nhận thực tập trước khi bắt đầu.
Hoàn toàn hợp lí khi xác định rõ những mục tiêu bạn cần đạt được, cũng như những gì bạn mong nhận lại từ nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu đợt thực tập. Hãy thảo luận về các nội dung chi tiết và cả vấn đề ngoài lề trước để chắc chắn kì thực tập sẽ là kinh nghiệm tích cực cho cả bạn và doanh nghiệp. Hãy điều tra về những chương trình đào tạo mà bạn sẽ nhận và hãy đề nghị trò chuyện với bất kì thực tập sinh hiện tại hoặc trước đây để tìm hiểu liệu họ có được lợi gì từ đợt thực tập không.
Khám phá lựa chọn sự nghiệp
Đừng dừng lại chỉ với một đợt thực tập. Nếu lịch trình cho phép, thì hãy tận dụng các kì thực tập để khám phá vô số cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Dành thời gian làm việc nghiêm túc trong các tổ chức mà không phải thực hiện cam kết toàn thời gian nào sẽ giúp bạn thử sức với nhiều vị trí đa dạng.