Tìm Việc Làm Trong Kì Nghỉ

Sẽ rất là khó khăn cho sinh viên tìm việc làm khi học kì vẫn chưa kết thúc. Dù sao thì họ rất bận rộn với những giờ học chuyên ngành, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, thực tập và các mối quan hệ xã hội.

Thêm nữa, với sinh viên muốn kiếm việc làm tại những nơi xa chổ ở thì việc đi lại thật sự rất khó khăn.

Do đó, kì nghỉ có thể là thời điểm lí tưởng để xúc tiến tìm việc làm. Sinh viên không bận rộn đến lớp trong thời gian này, nên họ có cơ hội thực hiện những bước cần thiết để tìm một công việc ngắn hạn.

Vậy, sinh viên (thường là với sự giúp đỡ của gia đình) có thể làm gì để nắm bắt cơ hội này? Sau đây là 10 bí quyết kiếm việc làm thành công trong kì nghỉ.

1. Xác định địa điểm bạn muốn làm

Sẽ rất thú vị khi nghĩ đến nơi bạn muốn tận hưởng mùa hè hoặc bắt đầu sự nghiệp. Một khi bạn có địa điểm ưng ý, hãy chuẩn bị hồ sơ và nộp CV ngay.

Nếu nơi làm việc xa trường, thì hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có thể sắp xếp để dự phỏng vấn, thậm chí cuộc họp không chính thức (nếu họ chưa mời bạn vào buổi phỏng vấn chính thức). Cách này sẽ đặc biệt quan trọng để nhà tuyển dụng biết được bạn là người sẵn sàng làm việc dù ở xa công ty

2. Tìm công ty bạn muốn vào làm

Vì nhiều công việc ít xuất hiện trên trang tin, điều quan trọng là hãy tìm những công ty cùng lĩnh vực và nổi tiếng nhất. Mặc dù họ không đăng tin nhưng bạn có thể thử viết một email thể hiện nguyện vọng được làm việc.

3. Liên lạc với nhà tuyển dụng

Một khi bạn tìm thấy công ty mình quan tâm, hãy gửi họ một lá thư thăm dò kèm CV

Đị đến nơi bạn muốn ứng tuyển cũng là một ý kiến hay. Nếu bạn đang sống ở Biên Hòa nhưng muốn tìm việc tại Sài gòn. Hãy xem thử có người thân hoặc bạn bè nào sống ở khu vực đó có thể cho bạn ở nhờ vài ngày để bạn đến ở trước ngày phỏng vấn.

4. Xây dựng mạng lưới sự nghiệp

Kì nghỉ là thời điểm lí tưởng để kết nối với những người trong khu vực, lĩnh vực và tổ chức bạn quan tâm. Hãy tận dụng những buổi hẹn gặp trao đổi thông tin để hỏi họ lời khuyên, thông tin cho công cuộc kiếm việc làm của bạn, cũng như giới thiệu về công việc và các đợt thực tập.

5. Sử dụng mạng lưới quan hệ

Hãy hỏi văn phòng cựu sinh viên và phòng đào tạo những công ty mà họ có thể giới thiệu đúng chuyên ngành của bạn. Cha mẹ cũng có thể giúp lập danh sách các mối liên lạc trong gia đình giúp bạn.

Hãy gửi một lá thư tay truyền thống hoặc thư điện tử đến những người này và cho họ biết về kế hoạch của bạn kèm đề nghị cung cấp thông tin liên lạc và giới thiệu với những người trong mạng lưới khác.

Nếu bạn viết thư cho người nhà, thì hãy gửi cùng một bức ảnh gần đây của bạn – những người lớn tuổi thường thích xem bạn đã trưởng thành như thế nào.

6. Tham dự những buổi họp mặt gia đình

Hãy tận dụng những buổi gia đình quây quần vào các ngày lễ để kể về tình hình của bạn và hỏi xin lời khuyên, sự giới thiệu. Bạn sẽ bất ngờ trước sự giúp đỡ hữu ích của những mạng lưới này trong công cuộc tìm việc làm của mình.

7. Sắp xếp buổi học việc

Nếu bạn tìm được người sẵn lòng giúp đỡ mình, thì hãy thử hỏi họ xem bạn có thể theo họ hoặc đồng nghiệp của họ để học việc trong kì nghỉ của bạn. Kinh nghiệm học việc sẽ cung cấp cho bạn kĩ năng chuyên môn cụ thể trong công việc và cơ hội gặp gỡ, tạo ấn tượng tốt với nhiều người trong tổ chức.

8. Đến các hội chợ việc làm

Hãy kiểm tra xem có hội chợ việc làm nào tổ chức trong khu vực bạn sinh sống và hãy tham dự nếu có thể. Hãy hỏi văn phòng hướng nghiệp ở trường về những thông tin này.

9. Sử dụng mạng xã hội

Hãy tận dụng kì nghỉ để tạo tài khoản hoặc cập nhật thông tin trong hồ sơ của bạn trên các trang web tìm việc làm uy tín. Hãy tra cứu và tham gia vào các nhóm mạng lưới của trường để nhờ hỗ trợ. Tìm cả các nhóm của doanh nghiệp bạn quan tâm và đăng kí làm thành viên nếu có. Liên lạc với những người trong các nhóm này và hỏi liệu bạn có thể hẹn gặp họ để tìm hiểu thêm về công việc, lĩnh vực của họ.

10. Nhắm đến những nhà tuyển dụng tại trường

Hãy xác định các nhà tuyển dụng nào sẽ đến trường bạn để tuyển dụng trong đợt nghỉ sắp tới, sau đó hãy soạn đơn xin việc, cập nhật CV sẵn sàng trước khi họ đến. Chuyên viên trong văn phòng hướng nghiệp ở trường thường có mặt để giúp bạn kiểm tra đơn xin việc và CV.

Nếu bạn dành ra vài giờ đồng hồ mỗi ngày trong suốt kì nghỉ để thực hiện các hoạt động trên, bạn vẫn sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, đồng thời sẽ không bị áp lực kiếm việc làm mỗi đợt nghỉ đến.

https://www.thebalancecareers.com/how-to-job-search-during-semester-break-2059847